【lịch bóng đá brazil】Kiểm soát lạm phát, tỷ giá và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vàng
作者:La liga 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 05:03:46 评论数:
Giảm áp lực cho kiểm soát lạm phát và thị trường giá cả năm 2024 Điều hành giá,ểmsoátlạmpháttỷgiávànângcaohiệuquảquảnlýthịtrườngvàlịch bóng đá brazil kiểm soát lạm phát trước những “biến số” Tỷ giá tăng nhiệt: Cần điều hành linh hoạt để kiểm soát lạm phát |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5. Ảnh: HD |
Chiều 1/6, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, VPCP đã tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5/2024 và 5 tháng đầu năm.
Thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì diễn ra cùng ngày, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho hay, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực, nhiều lĩnh vực tháng 5 đạt kết quả cao hơn tháng 4 và tính chung 5 tháng tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.
Nổi bật là: Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích vực ở cả 3 khu vực; kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; xuất khẩu tiếp tục xu hướng tăng mạnh; thu NSNN tăng mạnh, tình hình tài chính - NSNN tiếp tục được cải thiện; đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực...
Vì thế, nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ. |
Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được là cơ bản, người phát ngôn của Chính phủ cho hay, các thành viên Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức.
Cụ thể, sức ép chỉ đạo điều hành còn cao, nhất là về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tỷ giá và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vàng. Hơn nữa, tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực gặp nhiều khó khăn; nông nghiệp gặp thời tiết bất lợi; sản xuất công nghiệp, một số ngành dịch vụ, sức mua phục hồi nhưng còn chậm.
Ngoài ra, việc tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn. Tính đến cuối tháng 5, tăng trưởng tín dụng mới đạt 2,41%; trong khi nợ xấu có xu hướng tăng; số doanh nghiệp rút khỏi thị trường còn cao. Thị trường bất động sản bước đầu ổn định nhưng khó khăn, vướng mắc còn chậm được giải quyết; việc triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ cho nhà ở xã hội chưa được cải thiện; còn 29,1 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ.
Vì thế, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng, hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên; phấn đấu tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm khoảng 5%, cả năm khoảng 15%; tiếp tục thực hiện việc giảm lãi suất cho vay từ 1-2%....
Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, người đứng đầu Chính phủ đã yêu cầu triển khai ngay các giải pháp ổn định thị trường vàng; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi NSNN; sớm có phương án huy động thêm 100 nghìn tỷ trái phiếu Chính phủ cho các công trình hạ tầng giao thông; tập trung xử lý khó khăn, vướng mắc trong huy động, sử dụng vốn ODA; tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra; có giải pháp ổn định thị trường, giá cả...
Đồng thời cần tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu. Trong đó về nông nghiệp, cần tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu nông sản; sớm gỡ "thẻ vàng" (IUU). Cùng với đó là tiếp tục xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài, trong đó có 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2...
Còn hiện tượng thu gom thực phẩm không rõ nguồn gốc Cũng tại họp báo, thông tin về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trước hàng loạt vụ ngộ độc tập thể đã xảy ra, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay, 5 tháng năm 2024, trên địa bàn cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm, có hơn 2.100 người mắc và 6 người tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số vụ giảm 10%, số người tử vong giảm 46%. Vừa qua, đã xảy ra một số vụ ngộ độc lớn ở Đồng Nai, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, sau khi tiến hành truy xuất nguồn gốc cùng các đơn vị liên quan, Bộ Y tế thấy rằng một trong những nguyên nhân là một số các cơ sở sản xuất kinh doanh cung cấp lương thực thực phẩm đã được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm nhưng vẫn còn hiện tượng thu gom nguyên liệu thực phẩm trôi nổi từ bên ngoài không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm soát chặt chẽ. Một số thực phẩm bị nhiễm Salmonella. Trước thực trạng như vậy, Thứ trưởng cho biết, Bộ Y tế đã hướng dẫn thực hiện 10 khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó có 2 khuyến cáo là chọn thực phẩm sạch và nơi chế biến ăn uống phải đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, Bộ Y tế triển khai hướng dẫn để bảo đảm công tác quản lý an toàn thực phẩm ở các địa phương. Các địa phương phải kiên quyết không để cơ sở không có giấy đăng ký, bảo đảm an toàn thực phẩm đối với những cơ sở có giấy, không để những cơ sở có giấy mà không đủ điều kiện hoạt động hoặc những cơ sở đáng lẽ phải cấp giấy nhưng chưa được cấp giấy mà vẫn hoạt động… Kiểm soát chặt chẽ theo từng chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành có liên quan kiên quyết không để việc thu gom nguyên liệu trôi nổi ngoài thị trường không rõ nguồn gốc, xuất xứ cung cấp cho các bếp ăn tập thể. |