游客发表
发帖时间:2025-01-12 08:52:36
>> ĐB Vũ Tiến Lộc: Gom DNNN về 'siêu Bộ' là mô hình không phù hợp
>> Siêu Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: 'Lo nhiều hơn được'
Đây là ý kiến của đại biểu (ĐB) Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP. HCM) trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN bên lề phiên họp Quốc hội mới đây.
* PV: Hiện nay,ảnlývốnnhànướctạiDNKhôngnênlậpthêmbộmáycồngkềkèo bong888 nhiều ý kiến lo lắng về tăng trưởng kinh tế năm 2016, khi mà tình hình có nhiều bất lợi, tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt thấp. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này?
- ĐB Trần Hoàng Ngân: Theo tôi, điều quan trọng nhất là chúng ta đang đi đúng hướng, chứ không phải chỉ số tăng trưởng hiện tại thấp hay cao. Nhìn về trung hạn, nhiều dự báo của các tổ chức trong và ngoài nước đều cho thấy, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao. Có nhiều dấu hiệu cho thấy điều này như là chỉ số VN-Index 6 tháng đầu năm tăng trên 20%, cho dù có nhiều diễn biến bất lợi với nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế thế giới sụt giảm ảnh hưởng đến xuất khẩu; thiên tai, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp…
Là Chủ tịch Hội đồng VN30, tôi hỏi các nhà đầu tư vì sao VN-Index tăng mạnh như vậy, ngay cả sự kiện Brexit (Anh rút khỏi EU) cũng không ảnh hưởng lớn? Họ cho biết đó là do yếu tố niềm tin, thị trường, các nhà đầu tư kỳ vọng vào bộ máy mới của Chính phủ hoạt động rất quyết liệt và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, quyết tâm cải cách hành chính...
Vấn đề hiện nay là chúng ta phải tiếp tục tự tin vào đường đi của mình. Một trong những đường đi đúng đắn đó là cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo niềm tin cho DN. Số lượng DN đăng ký mới cũng như quay trở lại hoạt động tăng, vốn đăng ký tăng cho chúng ta thấy một tương lai khả quan.
Theo tôi, dù năm nay khó đạt được mục tiêu đề ra nhưng chúng ta có thể chấp nhận để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo tăng trưởng tốt hơn.
|
* PV: Tuy nhiên, nếu GDP không đạt mục tiêu thì rất có thể các mục tiêu khác như tỷ lệ bội chi, nợ công cũng sẽ không đạt. Khi đó, chúng ta phải xử lý thế nào, thưa ông?
- ĐB Trần Hoàng Ngân: Nếu GDP giảm thì tỷ lệ về bội chi/GDP sẽ không đạt được mục tiêu đề ra và ảnh hưởng đến mức trần giới hạn. Tuy nhiên, Chính phủ và Quốc hội sẽ giám sát việc này để các tỷ lệ không vượt qua mức trần. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương ngân sách và tôi tin rằng với sự giám sát của Quốc hội, sự quyết tâm của Chính phủ, bội chi sẽ nằm trong giới hạn và không vượt quá 65% GDP.
* PV: Như ông đánh giá ở trên, thị trường chứng khoán đang tích cực. Điều này có hỗ trợ gì cho quá trình cổ phần hoá DNNN hay không, thưa ông?
- ĐB Trần Hoàng Ngân: Vừa qua chúng ta đã thấy nhiều nỗ lực trong công tác cổ phần hoá. Có một niềm vui là dù việc cổ phần hoá chậm ở một số DN nhưng chính việc đó đã đem lại lợi ích cho Nhà nước. Ví dụ như Vinamilk, bán chậm một chút nên chúng ta lại càng lời nhiều nhờ giá tăng. Như vậy, không phải cứ nhanh là tốt. Chúng ta tăng cường giám sát, quản lý tài sản, thận trọng xem xét thì ngân sách lại có thêm nguồn thu. Tất nhiên, cũng có những trường hợp chậm dẫn đến tiêu hao, thất thoát, nên phải tuỳ từng DN.
* PV: Để tăng cường quản lý tài sản nhà nước, chúng ta đang xây dựng Nghị định về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh, trong đó dự kiến thành lập một “siêu Bộ” quản lý các DNNN. Xung quanh mô hình của cơ quan này cũng còn nhiều quan điểm khác nhau. Xin ông cho biết ý kiến của mình?
- ĐB Trần Hoàng Ngân: Đúng là còn nhiều ý kiến khác nhau về mô hình cơ quan này, như là trực thuộc bộ hay cơ quan ngang bộ, hay trực thuộc Chính phủ… Một số ý kiến lo ngại phát sinh thêm một cơ quan nữa sẽ khiến bộ máy thêm cồng kềnh. Quan điểm của tôi là nên giao hẳn chức năng này cho một cơ quan là Bộ Tài chính, không nên “đẻ” ra thêm bộ máy nữa. Đây là bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Quốc hội về tình hình tài chính ngân sách, cho nên đưa về một đầu mối để dễ quản lý.
* PV: Việc giao cơ quan này về một bộ như vậy thì liệu có “kham nổi” nhiệm vụ lớn này hay không, thưa ông?
- ĐB Trần Hoàng Ngân: Trước đây chúng ta từng có đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính phụ trách vấn đề này, không phải không có. Việc giao cơ quan này về bộ cũng phù hợp với nhiệm vụ của bộ này là quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính quốc gia, có quyền quyết định những vấn đề tài chính, đồng thời gắn với trách nhiệm của bộ là giữ kỷ cương, kỷ luật tài chính. Chúng ta đã có Luật Quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN, và như vậy Bộ Tài chính sẽ quản lý về vốn còn sản xuất kinh doanh thì giao cho DN. Hoạt động trong lĩnh vực nào thì theo luật của lĩnh vực đó. Bộ chỉ cần biết mỗi năm tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu, trích lập bao nhiêu.
Việc “đẻ” sẽ thêm “siêu bộ”, “siêu bộ máy” sẽ rất mệt, nên giao về bộ và có sự giám sát của Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội. Chúng ta có thể đưa ra chỉ tiêu, ví dụ như vốn nhà nước 1 triệu tỷ đồng, lãi suất ngân hàng 5% thì phải mang về cho nhà nước ít nhất 50 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Đơn vị nào không làm được thì “cắt” ngay thành viên đại diện, còn việc sản xuất kinh doanh để DN tự quyết định, không nên can thiệp.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Hoàng Yến (thực hiện)
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接