【kết quả trận greuther furth】Hạn chế xuất khẩu lương thực ảnh hưởng gần 1/5 thị trường toàn cầu

Mía đường được bày bán tại một khu chợ ở thành phố Chennai,ạnchếxuấtkhẩulươngthựcảnhhưởnggầnthịtrườngtoàncầkết quả trận greuther furth Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, theo một công cụ theo dõi được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), đơn vị có trụ sở tại Washington (Mỹ), tính đến ngày 28/6 vừa qua, các lệnh cấm xuất khẩu, thuế quan cao hơn và những rào cản khác đã được áp dụng đối với 17% thị trường thực phẩm quốc tế (tính theo calo). 

Các biện pháp hạn chế xuất khẩu lương thực trở nên đặc biệt nổi bật đối với các mặt hàng được sản xuất với số lượng lớn bởi Nga và Ukraine. Trong đó, lúa mì là mặt hàng được áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu bởi 13 quốc gia, số lượng cao nhất đối với một sản phẩm nông nghiệp. Ngô là mặt hàng bị hạn chế xuất khẩu nhiều nhất tiếp theo tại 10 quốc gia.

Trong 14 năm qua, thế giới đã chứng kiến ​​2 cuộc khủng hoảng an ninh lương thực khác. Theo đó, đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực vào năm 2020, và nhu cầu từ các quốc gia mới nổi tăng mạnh đã gây ra một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực khác hồi năm 2008.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng an ninh lương thực hiện tại đã trở nên kéo dài với tác động sâu rộng hơn. Giá lương thực vốn đã chứng kiến xu hướng tăng bởi các vấn đề về chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 gây ra; và trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc xung đột ở Ukraine.

Trên cơ sở calo, lúa mì và dầu cọ mỗi mặt hàng chiếm khoảng 30% các sản phẩm nông nghiệp bị hạn chế. Đặc biệt là dầu cọ, mặt hàng không chỉ được sử dụng trong thực phẩm mà còn là một nguyên liệu cho các sản phẩm làm đẹp. Giá cả tăng do mặt hàng này được xem là một mặt hàng thay thế cho dầu hướng dương, một sản phẩm chủ lực của Ukraine.

Hồi tháng 4 năm nay, Chính phủ Indonesia đã cấm xuất khẩu dầu cọ, điều này làm dấy lên làn sóng phản đối trên toàn thế giới. Lệnh cấm đã được dỡ bỏ vào tháng 5; song, Indonesia vẫn tiếp tục ưu tiên nhu cầu trong nước. Một yếu tố khác là việc Indonesia chuyển hướng sang nhiên liệu sinh học, với dầu cọ được xem là một nguồn năng lượng đáng kể.

Bên cạnh đó, nguồn cung phân bón hóa học gặp khó khăn đang tạo thêm áp lực cho cuộc khủng hoảng lương thực. Ngoài việc nguồn cung của Nga bị gián đoạn, Trung Quốc vào mùa thu năm ngoái đã áp đặt một lệnh cấm xuất khẩu đối với phân urê, trong một biện pháp nhằm ưu tiên phân phối nội bộ.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), giá axit photphoric và kali clorua, 2 thành phần được tìm thấy trong phân bón đã tăng từ gấp đôi đến gấp 3 lần kể từ năm 2021.

Trong một nhận định liên quan, ông David Kleimann, thành viên tại Tổ chức nghiên cứu chính sách về các vấn đề kinh tế Bruegel, đơn vị có trụ sở tại Brussels (Bỉ) cho rằng, trong những cuộc khủng hoảng lương thực trước đây, các mặt hàng chủ lực như gạo, lúa mì và kiều mạch là những mặt hàng được hạn chế trên phạm vi rộng. Trong tương lai, có nguy cơ xảy ra phản ứng dây chuyền về việc các quốc gia sẽ hạn chế xuất khẩu gạo, như một lựa chọn thay thế.

Được biết, giá lúa mì đã tăng 20% ​​kể từ đầu năm nay, trong khi giá ngô đã có thời điểm tăng đến 30%. Gạo cũng phải đối mặt với áp lực tăng giá; đồng thời, nhiều sản phẩm khác cũng đang ở mức giá lịch sử.

Ông David Kleimann lưu ý thêm, tình hình lương thực hiện nay có nguy cơ thành nạn đói và tình trạng bất ổn ảnh hưởng đến toàn bộ các khu vực. Vào năm 2008, Haiti đã chứng kiến ​​các cuộc bạo động bùng phát, sau khi giá lương thực tăng theo chiều hướng xoắn ốc. Giá lương thực cao cũng được cho là một yếu tố góp phần kích hoạt làn sóng biểu tình “Mùa xuân Arab” năm 2011.

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei Asia)

Nhà cái uy tín
上一篇:Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
下一篇:Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu