您的当前位置:首页 > Thể thao > 【bologna – monza】Hỏi là quyền của báo chí, trả lời là quyền của người phát ngôn 正文

【bologna – monza】Hỏi là quyền của báo chí, trả lời là quyền của người phát ngôn

时间:2025-01-09 13:29:37 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

* Đánh giá của Thứ trưởng ra sao về mức độ phản hồi của cơ quan hành chính Nhà nước thông qua các kê bologna – monza

* Đánh giá của Thứ trưởng ra sao về mức độ phản hồi của cơ quan hành chính Nhà nước thông qua các kênh báo chí theo như Quyết định 25 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí?ỏilàquyềncủabáochítrảlờilàquyềncủangườiphátngôbologna – monza - Vấn đề thực hiện chế độ cung cấp thông tin cho báo chí, bất cứ một quốc gia nào cũng đều phải có một quá trình. Một cán bộ, công chức để phát ngôn, trả lời cho các cơ quan báo chí không phải ngay lập tức đã thực hiện được kể cả về kỹ năng. Cho nên, phải từng bước tập duyệt, để từng cán bộ, công chức làm quen dần với việc phát ngôn, cung cấp thông tin, đặc biệt là những kỹ năng cung cấp thông tin cho báo chí. Chính do chưa được nhận thức rõ ràng, dẫn đến tình trạng thông tin cực kỳ chậm, đặc biệt là cơ chế xin ý kiến cũng kéo dài thời gian cung cấp thông tin. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Đỗ Quý Doãn Thời gian qua, trường hợp né tránh, đùn đẩy là có. Nó phụ thuộc mấy yếu tố, một là tính tự chịu trách nhiệm; hai là do nhận thức về nghĩa vụ chưa rõ ràng. Nhận thức để phân định giữa trách nhiệm người được phân công chức năng phát ngôn và việc cung cấp thường xuyên cho báo chí. Chính do chưa được nhận thức rõ ràng, dẫn đến tình trạng thông tin cực kỳ chậm, đặc biệt là cơ chế xin ý kiến cũng kéo dài thời gian cung cấp thông tin. * Vậy có cần đặt ra quy trình tiếp nhận xử lý thông tin không thưa Thứ trưởng? - Vấn đề quan trọng nhất là làm sao để tất cả các cấp các ngành, quán triệt đầy đủ về những quy định của luật báo chí, quy định nêu trong Quyết định 25 của Thủ tướng Chính phủ về cung cấp thông tin cho báo chí, để làm sao để họ thấy được chế độ cung cấp thông tin định kỳ và cung cấp thông tin thường xuyên, bất kỳ. Thứ nữa, là phải thường xuyên rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng. Đây không phải là vấn đề đơn giản. Không phải ai đứng trước báo chí và truyền hình mà có thể phát ngôn một cách thoải mái và tự tin. Câu hỏi của báo chí có lúc không phải là "móc", "ngoáy", nhưng họ hỏi để làm sao từ câu hỏi đó, người trả lời bật ra được những thông tin báo chí cần, đó là quyền của báo chí; còn trả lời là quyền của người phát ngôn.

Ngay cả sự hợp tác chia sẻ giữa cơ quan báo chí truyền thông và cơ quan hành chính nhà nước, hay giữa người phát ngôn và báo chí cũng rất quan trọng. Báo chí cũng phải hết sức tôn trọng về những vấn đề mà người phát ngôn nhân danh cơ quan hành chính cung cấp và vấn đề cung cấp thông tin thường xuyên.

Bên cạnh đó, phải phân biệt rõ giữa phỏng vấn để khai thác tài liệu và phỏng vấn với hình thức một thể loại báo chí; không nên lẫn lộn giữa khai thác làm tư liệu với phỏng vấn đề tài. Hiện tượng nhiều nhà báo đôi khi hỏi chơi, nhưng lại lấy thông tin "hỏi chơi làm thật", đó chính là điểm mà khiến người ta né tránh báo chí khi được đề nghị phỏng vấn.

* Xin Thứ trưởng cho biết việc tiếp nhận khiếu nại của công dân chuyển qua kênh báo chí đối với Bộ đã được triển khai như thế nào?

- Bộ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là những Cục chuyên ngành, việc nhận đơn thư khá nhiều. Ví dụ như Cục báo chí có những năm, có thời điểm nhận tới 400 - 500 đơn thư liên quan đến vấn đề thông tin, báo chí nêu.

Quy trình đầu tiên là Bộ có văn bản yêu cầu cơ quan báo chí giải trình về những nội dung mà người dân phản ánh. Nếu việc thực hiện giải trình bảo đảm thì Bộ sẽ thông báo lại với đương sự. Trong luật có quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu ngừng việc thông tin đó. Nếu cơ quan báo chí hoặc các đương sự thấy chưa thỏa mãn, thì có quyền khởi kiện tại tòa án.

Có thể khẳng định rằng, trong thời gian qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện đúng những quy trình pháp luật quy định và các quy định của Luật Báo chí về vấn đề xử lý đơn thư.

* Những khó khăn mà cơ quan nhà nước gặp phải trong quá xử lý là những gì, ví dụ trường hợp cụ thể ở Bộ Thông tin và Truyền thông?

- Cơ quan báo chí không phải là cơ quan điều tra, càng không có lực lượng để làm việc đó. Cơ quan báo chí chỉ là người phát hiện. Tình hình phân định vai vế hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Ví dụ báo chí phát hiện khu vực này có dịch, còn mức độ dịch đến đâu thì Bộ Y tế phải kết luận.

Bộ Thông tin và Truyền thông không phải là cơ quan điều tra, càng không phải là tòa án mà có thể đưa ra kết luận về một vụ việc, cho nên chúng tôi chỉ có thể thực hiện theo đúng quy trình của mình.

Vụ việc thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền nào thì chuyển về cho cơ quan đó xử lý, còn vấn đề cuối cùng sự việc vẫn chưa ổn thỏa thì hai bên có quyền đưa nhau ra tòa để giải quyết.

* Thứ trưởng có kiến nghị ra sao với cơ quan nhà nước trong vai trò là người phát ngôn, để việc phản hồi thông tin có mức độ tốt hơn và có chất lượng hơn?

- Trong những năm qua vấn đề này đã được triển khai và bắt đầu đi vào nề nếp. Chỉ mong muốn rằng cơ quan hành chính nhà nước cử những người có trình độ, có kỹ năng cung cấp thông tin, kỹ năng trao đổi, xử lý những vấn đề báo chí đặt ra. Đặc biệt là nên bảo đảm sự ổn định của những người phát ngôn.

Thứ hai, cần có chế độ để cho người phát ngôn thực hiện chức trách của mình. Người phát ngôn đôi khi chỉ có thể bao quát được một số lĩnh vực, chứ không thể bao quát toàn bộ những thông tin rộng rãi như báo chí cần. Do đó phải có đội ngũ giúp việc hỗ trợ cho người phát ngôn, giúp cho họ thực hiện tốt chức năng này.

Thứ ba, cũng cần phải có chế độ chính sách, thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng cho họ. Quan trọng hơn là sự chia sẻ của tất cả thành viên tham gia quy trình này, đó là sự chia sẻ của cơ quan hành chính nhà nước đối với báo chí và ngược lại, nếu không có sự chia sẻ thì đôi khi thông tin đưa trên mặt báo có thể sẽ bị sai lệch, hiệu quả không như mong muốn do báo chí chưa được thông tin kịp thời.

* Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Những điểm mới trong Quy định người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước đã rõ ràng hơn, thể hiện gồm 3 người có thể phát ngôn (Quyết định 25/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ):

+ Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước;

+ Người được người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (gọi tắt là người phát ngôn);

+ Trong trường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có thể ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan mình phát ngôn (gọi tắt là người được ủy quyền phát ngôn) hoặc phối hợp cùng người phát ngôn để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.

Thái Hằng