【fenerbahçe đấu với ankaragücü】Người Trưởng Tiểu ban Giáo dục huyện Tư Kháng ngày ấy
Xứ dừa - xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre - là nơi cậu bé Trần Minh Chánh cất tiếng khóc chào đời trong gia đình có truyền thống yêu nước. Sau Hiệp định Genève, chính quyền tay sai Ngô Ðình Diệm ra sức khủng bố những người kháng chiến cũ, gia đình anh vì thế phải "điều lắng" về xã Tân Thuận, để tránh sự khủng bố của giặc.
Xứ dừa - xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre - là nơi cậu bé Trần Minh Chánh cất tiếng khóc chào đời trong gia đình có truyền thống yêu nước. Sau Hiệp định Genève, chính quyền tay sai Ngô Ðình Diệm ra sức khủng bố những người kháng chiến cũ, gia đình anh vì thế phải "điều lắng" về xã Tân Thuận, để tránh sự khủng bố của giặc.
Cuối năm 1954, người thanh niên 23 tuổi ấy là nòng cốt thanh niên của ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Tư Kháng. Những năm ấy, lực lượng cách mạng còn ở lại miền Nam vẫn tiếp tục hoạt động đợi ngày tổng tuyển cử. Các trường lớp vẫn tổ chức dạy chữ cho học sinh. Mặc dù địch hăm doạ, bắt bớ nhưng thầy cô luôn được Nhân dân chở che, bảo vệ. Chúng tổ chức bắt cóc những cán bộ “nằm vùng” ở lại miền Nam hoạt động thì Nhân dân tổ chức giải cứu… Anh hăng hái bất chấp hiểm nguy thực hiện tốt công tác của tổ chức phân công. Năm 1955, anh được kết nạp Ðoàn, hoạt động công khai trên quê hương thứ hai của mình với bí danh là Năm Báu. Anh khéo léo hoạt động, đảm bảo bí mật, tránh những cặp mắt cú vọ của chính quyền Diệm dựng lên…
Anh Trần Minh Chánh và vợ Trương Hồng Lệ. |
Nhưng với mưu đồ xâm lược miền Nam, bằng thủ đoạn mị dân, khủng bố, đến chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” chỉ trong vòng 2, 3 năm sau Hiệp định Genève, Mỹ - Diệm gây không biết bao tội ác trên cả miền Nam. Anh Trần Minh Chánh là nạn nhân của chiến dịch ấy. Cuối năm 1955, anh bị địch bắt giải qua các nhà tù, rồi cuối cùng chúng giam anh vào Nhà tù Phú Lợi.
Chế độ khắc nghiệt của Nhà tù Phú Lợi cũng không khác ở nhiều nhà tù khác lúc bấy giờ, ăn gạo mục cá ươn, muối hạt, nước mắm có dòi… Sống bẩn thỉu, thiếu nước, nằm xà lim, chuồng cọp, lao động khổ sai, bệnh tật không thuốc chữa trị và những đòn điều tra đánh đập dã man… đến dụ dỗ mua chuộc nhưng anh vẫn giữ vững lập trường không khai báo dù chỉ nửa lời. Cơ sở cách mạng nơi anh hoạt động đảm bảo vẹn toàn. Không moi được gì ở anh, chúng không có lý do để tiếp tục giam cầm nên buộc phải thả anh vào cuối năm 1957.
Như chim sổ lồng, cầm trong tay giấy trả tự do, anh trở về Bến Tre một thời gian ngắn rồi trở lại xã Tân Thuận bằng con đường hợp pháp. Anh tìm về tổ chức và được phân công hoạt động bí mật phụ trách đầu ngoài ấp Tân Ðức của xã Tân Thuận với bí danh là Năm Nguyệt.
Năm 1958-1959, là thời kỳ đen tối nhất ở miền Nam. Sau khi Luật 10/59 được ban hành, lực lượng cách mạng miền Nam bị chính quyền Diệm đẩy mạnh truy quét, bắt bớ, khủng bố. Chúng kêu gọi những người cộng sản đang hoạt động bí mật ly khai tổ chức, ra "hợp tác" với chế độ mới đồng thời cưỡng ép những người bị bắt từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Dù vậy, hệ thống tổ chức bí mật của ta vẫn tiếp tục tồn tại và phản kháng bằng cách tuyên truyền chống chính phủ, tổ chức những cuộc biểu tình chính trị gây sức ép lên chính phủ Ngô Ðình Diệm. Cũng chính thời gian này, anh Năm Nguyệt được phân công làm Phó Bí thư Xã đoàn phụ trách công tác giáo dục xã (vì ngay trong các làng rừng đều có các lớp học văn hoá, các xóm ấp đều cần có trường học…).
Ðồng Khởi 1960, anh tiếp tục làm Phó Bí thư Xã đoàn, Uỷ viên Ban Tuyên huấn xã, phụ trách Trưởng Ban Giáo dục xã Tân Thuận. Cuối năm 1960, anh được kết nạp vào Ðảng tại Chi bộ ấp Tân Bình với bí danh Năm Thức. Là Uỷ viên Ban Tuyên huấn xã, anh trực tiếp chăm lo công tác giáo dục và văn nghệ tại xã Tân Thuận. Cuối năm 1961, anh được đi học khoá Quản lý giáo dục của Khu Tây Nam Bộ tại kinh Tuần Thơm, xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Rạch Giá. Nắm được chuyên môn về quản lý giáo dục, anh trở về địa phương đưa phong trào giáo dục xã Tân Thuận phát triển: mở các lớp 3 và 4 phổ thông tập trung; từng ấp có lớp 1 và 2; phong trào bình dân học vụ và bổ túc văn hoá cũng được thực hiện khắp xóm thôn đến cuối năm 1962.
Từ đầu năm 1963, Huyện uỷ Tư Kháng rút anh lên huyện, cũng là năm anh chị có được niềm vui đón đứa con trai đầu lòng Trần Quốc Trung. Anh được phân công làm Uỷ viên Ban Tuyên huấn huyện Tư Kháng, Trưởng Tiểu Ban Giáo dục huyện. Những năm này, Tư Kháng mở liên tục nhiều lớp đào tạo giáo viên dạy cấp I cho nhiều địa phương trong toàn huyện và các lớp phổ thông cấp II của huyện… (Ðịa bàn huyện Tư Kháng ngày ấy rất rộng, từ phía Nam sông Gành Hào, giáp sông Bảy Háp chạy xuống tận chót Mũi Cà Mau (gồm các huyện: Ðầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển ngày nay). Ðến năm 1964 mới chia huyện Tư Kháng thành 2 huyện: Tư Kháng và Duyên Hải…).
Ðầu năm 1969, anh được đi học Trường Sư phạm Tây Nam Bộ (tại lung Cá Trê, kinh Bông Súng, thuộc xã Tam Giang, huyện Năm Căn ngày nay). Anh mới học được thời gian thì mắt bị đau, được nhà trường đưa đi Dân y Khu chữa trị nhưng không khỏi nên anh phải nghỉ học trở về đơn vị cũ. Ngày tiễn đưa anh trở về quê, chúng tôi đứng bên ven rừng đước đưa anh xuống chiếc xuồng ba lá, tôi chúc anh mau lành bệnh mà lòng cảm thấy nao nao… Nào ngờ, lần chia tay đó là lần cuối cùng vĩnh viễn không gặp lại người anh đáng kính của tôi nữa…
Ngày 1/12/1969, địch đổ quân xuống kinh Sáu Thước, xã Tân Duyệt, huyện Tư Kháng, anh bị nổ trái và trút hơi thở sau cùng tại Trạm Y tế xã Tân Duyệt. Anh để lại cha mẹ già, vợ yếu với 2 đứa con thơ. Cháu Trần Quốc Trung chưa tròn 6 tuổi, cháu Trần Nghĩa Nhân mới hơn 1 tuổi.
Chị Năm (Trương Hồng Lệ) cùng 2 con thơ chịu cảnh đau thương, ly biệt. Lãnh đạo ngành giáo dục đã đưa chị Năm và 2 cháu vào công tác trong Trường Nội trú Ninh Bình - Cà Mau. Mẹ con chị được sống giữa tình yêu thương của những người đồng chí, của các em học sinh. Các cháu cũng có điều kiện học hành.
Anh Năm được an táng trong Nghĩa trang Liệt sĩ xã Tân Duyệt. Sau này, anh được các cháu đưa về yên nghỉ trong Nghĩa trang Liệt sĩ Tầm Vu (Hậu Giang), để gần gũi viếng thăm và chăm sóc mộ phần.
Khi anh Năm hy sinh, chị Trương Hồng Lệ còn trẻ lắm, tuổi xuân đang độ thắm nồng, nhưng chị đã dành trọn quãng đời xuân sắc của mình để thờ chồng, nuôi con khôn lớn, dạy con trưởng thành. Vào năm 1982, chị mất, 2 cháu phải chịu cảnh mồ côi. Với tuổi đời 19 và 14, 2 anh em đã biết yêu thương, đùm bọc vượt lên số phận… Giờ đây, cháu Quốc Trung đã là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Hậu Giang, cháu Nghĩa Nhân là chuyên viên pháp chế của Tổng Công ty Lương thực TP Hồ Chí Minh.
Anh chị Năm ơi, anh chị hãy vui lòng yên nghỉ khi 2 cháu đã thành đạt và đã biết đi tiếp đoạn đường của anh chị còn bỏ dở!./.
Bài và ảnh: Huỳnh Thị Mỹ Huê
下一篇:Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
相关文章:
- Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- Tặng sổ tiết kiệm cho trẻ em mồ côi là con người lao động tử vong do bão số 3
- Siêu bão Man
- Đóng BHXH dưới 15 năm, khi 60 tuổi người lao động được nhận trợ cấp hằng tháng
- Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- Sửa Luật Quảng cáo: Bộ VHTT&DL sẽ làm việc với báo chí để lắng nghe, tiếp thu
- Dự báo thời tiết 19/11/2024: Không khí lạnh tăng cường, đêm nay Bắc Bộ trở rét
- Ông Nguyễn Cao Trí với thương vụ bất thành và hàng ngàn tỷ bị đề nghị tịch thu
- Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- Tin tức về thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (18/11
相关推荐:
- Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- Hà Nội xem xét quy định chi tiết cắt điện, nước công trình vi phạm xây dựng
- Bộ trưởng TN&MT: Thí điểm dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận đạt 5 điều kiện
- Hơn 308 tỷ đồng thiệt hại và lời khai của cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận
- Fighting wastefulness: a national imperative
- Ô tô chở khách nước ngoài lao vào vách đá, nhiều người bị thương ở Khánh Hòa
- Chủ tịch Quốc hội: Chất vấn 'hỏi nhanh, đáp gọn' với Thủ tướng và 3 Bộ trưởng
- Cuối thu, phố cà phê đường tàu Hà Nội lại đông như thể chưa có lệnh cấm
- Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- Triển lãm vũ khí tối tân của nhiều nước tại Hà Nội, miễn phí tham quan 1,5 ngày
- Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- “Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng