【kèo bóng đá kèo bóng đá】FTA thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng
Hàng xuất khẩu dùng C/O ưu đãi theo FTA đạt trên 30%/năm | |
Thực thi UKVFTA: Xuất khẩu vào Anh khởi sắc rõ rệt | |
Thúc đẩy xây dựng kế hoạch thực thi để tận dụng tốt UKVFTA |
Nhiều mặt hàng nông, thuỷ sản đang tận dụng tốt cơ hội gia tăng XK nhờ các FTA. Ảnh: Nguyễn Thanh |
tiếp thu “trái ngọt”
Nhắc đến tận dụng cơ hội từ FTA, các câu chuyện điển hình có thể kể tới là tăng trưởng XK sang thị trường các FTA thế hệ mới như FTA Việt Nam-EU (EVFTA), FTA Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Đến nay, Việt Nam đã hoàn thành ký kết 15 FTA ở cấp độ song phương và khu vực (trong đó đang thực thi 14 FTA, 1 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực), và đang đàm phán 2 FTA. Trong số đó, nổi bật nhất là 3 FTA thế hệ mới gồm: CPTPP, EVFTA và UKVFTA; 1 FTA có quy mô lớn nhất thế giới trong khuôn khổ ASEAN là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Với 17 FTA đang thực thi và đàm phán, Việt Nam trở thành tâm của các dòng chảy thương mại toàn cầu. |
Theo Bộ Công Thương, trong những tháng đầu tiên thực hiện EVFTA (từ đầu tháng 8 đến hết tháng 12/2020), kim ngạch XK của Việt Nam sang EU đã đạt 15,62 tỷ USD, tăng 3,8% so cùng kỳ năm 2019. Ngay 3 tháng đầu năm 2021, XK của Việt Nam sang EU đạt 9,9 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Tính từ ngày 1/8/2020 đến ngày 4/4/2021, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyển cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) mẫu EUR.1 đã cấp hơn 127.296 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 4,78 tỷ USD đi 27 nước EU. Ngoài ra, các DN XK hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho gần 3.585 lô hàng với trị giá hơn 10,88 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, các mặt hàng được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, dệt may, nông sản, sản phẩm từ ngũ cốc, hàng điện tử,... Thị trường NK đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp.
Cùng với trao đổi thương mại của Việt Nam với các quốc gia EU đạt nhiều tín hiệu khả quan, tình hình XNK với Vương quốc Anh cũng cho thấy những hiệu ứng tích cực. 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch XK sang Anh tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. “Với những cam kết cắt giảm thuế suất lên đến 99% theo lộ trình cùng tính chất tiếp nối, Hiệp định UKVFTA hứa hẹn duy trì đà tăng trưởng thương mại bứt phá giữa Việt Nam và Anh trong những năm tiếp theo”, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Bên cạnh EVFTA, UKVFTA, FTA đình đám khác là CTPPP có hiệu lực hơn 2 năm qua (từ ngày 14/1/2019-PV) cũng góp thêm không ít “trái ngọt” vào thành quả XK nói chung. Chỉ trong 2 năm (2019 và 2020), kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và 10 nước CPTPP đã đạt 77,4 và 78,2 tỷ USD, tăng 3,9% và 5% so với năm 2018. Trong đó, nếu chỉ tính kim ngạch XNK sang 2 thị trường mới chưa có FTA là Canada và Mexico thì trong năm 2020 XK sang Canada tăng 12,1%, Mexico tăng 11,8% so với năm 2019. Đây cũng chính là hai thị trường mới có FTA với Việt Nam có tỷ lệ sử dụng C/O mẫu CPTPP cao nhất trong số các thành viên. Kết quả này càng khẳng định cho những dự báo về sự tăng trưởng tích cực khi Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP.
Còn không ít thách thức
Ngoài 3 FTA thế hệ mới kể trên, đối với 11 FTA truyền thống, Bộ Công Thương đánh giá tác động rõ rệt nhất đối với thương mại hàng hóa chính là kim ngạch XK của Việt Nam. Cụ thể, năm 2019, tổng kim ngạch XK của Việt Nam sang các thị trường có FTA đã tăng rõ rệt, đạt 123,11 tỷ USD. Trong khi đó, năm 2004, Việt Nam mới có 2 đối tác FTA là ASEAN và Trung Quốc, với tổng kim ngạch XK đạt gần 7 tỷ USD. Còn xét về tốc độ tăng trưởng XK bình quân sang các thị trường đối tác FTA kể từ khi có Hiệp định FTA thì Ấn Độ đạt bình quân 35,7%/năm, Hàn Quốc đạt 29,2%/năm, Chile 28,9% và Trung Quốc 20,9%.
Bên cạnh những kết quả ấn tượng trong giao thương nhờ các FTA, bà Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) đánh giá, các FTA cũng đang gia tăng sức ép cạnh tranh cho nền kinh tế và DN; đòi hỏi sự tuân thủ luật chơi theo tiêu chuẩn cao để tận dụng được cơ hội và hạn chế tranh chấp thương mại.
“Các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA cũng đặt ra yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn. Không thể phủ nhận, tham gia vào các FTA này, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan (mức cao nhất lên đến 99% số dòng thuế). Tuy nhiên song song với điều này, xu hướng bảo hộ, việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, bảo vệ môi trường ngày càng cao. Các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa NK tại thị trường các nước tham gia FTA với Việt Nam sẽ có xu hướng gia tăng. Đây là thách thức lớn đối với DN, ảnh hưởng tới khả năng tận dụng thuế quan”, bà Ngọc nói.
Hiện nay, phạm vi đối tác FTA của Việt Nam đã khá rộng và toàn diện. Vì vậy, trong từ 3-5 năm tới sẽ chạm đến các dấu mốc quan trọng của nhiều hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng NK với các đối tác thương mại chính. Để tối ưu hóa những tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế đến nền kinh tế, Bộ Công Thương sẽ đặt trọng tâm hàng đầu vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA, nhất là CPTPP, EVFTA, UKVFTA, Hiệp định của ASEAN với các đối tác; đồng thời, hỗ trợ DN trong công tác cảnh báo sớm về biện pháp phòng vệ thương mại của các nước đối tác.
Nhận định khó khăn lớn mà các DN Việt phải đối mặt, nhất là DN vừa và nhỏ là vấn đề thiếu thông tin, ông Trần Thanh Hải nêu rõ: DN chưa hiểu hết được ý nghĩa của các cam kết trong từng ngành hàng, từng mặt hàng, nhất là những mặt hàng mà DN đang quan tâm và sản xuất. Việc tận dụng được các ưu đãi đó gắn liền với việc đáp ứng được các điều kiện về xuất xứ hàng hóa. Để đáp ứng được điều kiện về xuất xứ hàng hóa, trong một số trường hợp DN phải có được những thay đổi về chuỗi cung ứng, tìm các nguồn nguyên phụ liệu đáp ứng được các tiêu chí về điều kiện cắt giảm thuế quan, hoặc thay đổi được quy trình sản xuất để đáp ứng các tiêu chí về chuyển đổi mã số…
Nhằm hỗ trợ cho DN, Bộ Công Thương đã phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) thiết lập và cho vận hành Cổng thông tin điện tử về các FTA. DN có thể tìm được thấy những cam kết về thuế, về quy tắc xuất xứ, về dịch vụ, đầu tư, cũng như các thông tin về tình hình thị trường, các quy định/thị trường XNK, về trách nhiệm xã hội... Ở góc độ xúc tiến thương mại, ông Hải khẳng định, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đổi mới các hình thức để giúp DN có thể đạt được hiệu quả xúc tiến, mở rộng tầm với của DN để vươn đến các thị trường trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu thoái lui như hiện nay.