【soi keo lens】Kết nối thị trường tiêu thụ hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuân thủ nghiêm tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu Nhiều điểm cần cải thiện để nâng cao năng lực xuất khẩu cho sản phẩm OCOP Chợ phiên OCOP – “Bệ phóng” giúp nông sản Việt vươn xa
Mở lối cho nông sản miền núi vươn ra biển lớn, hướng tới xuất khẩu
Mở lối cho nông sản miền núi vươn ra thị trường lớn. Ảnh: TTX

Từng bước xâm nhập vào thị trường

Tại tọa đàm “Phát triển thị trường sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, ngày 20/9, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn vừa qua đã có những bước tiến quan trọng trong việc thương mại hóa và đưa những sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào với các kênh phân phối tại thị trường trong nước cũng như là đi xuất khẩu.

Chẳng hạn như việc tổ chức những hoạt động về xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, xây dựng những cẩm nang để giới thiệu về sản phẩm đặc sản của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, một hoạt động nổi bật tổ chức được những điểm bán hàng hai chiều, cung ứng được hàng hóa thiết yếu cho bà con ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời thu mua những sản phẩm, hàng hóa đã được thương mại hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đưa về các vùng miền có đông người tiêu dùng lớn như: Hà Nội và TP HCM.

Là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn đã có nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như là phát triển thị trường cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho biết, hiện nay Lạng Sơn có 19 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trong đó là các sản phẩm đặc trưng như: quýt vàng Bắc Sơn, hồng Bảo Lâm, hồng Vành Khuyên, na Chi Lăng, hoa hồi, thạch đen,…

Cùng với chính sách của Nhà nước, tỉnh Lạng Sơn cũng ban hành những chính sách và các cơ chế đặc thù, kế hoạch, các quy hoạch để tổ chức thực hiện. Chẳng hạn như: kế hoạch hành động về phát triển chuỗi giá trị của cây hồi; quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến hàng xuất khẩu; chiến lược phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp chủ lực của tỉnh... Hiện tại tỉnh Lạng Sơn đã có trên 94 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận OCOP từ 3 - 4 sao.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, các hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung thường niên do Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với Bằng Tường (Trung Quốc) tổ chức đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trưng bày, quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước, cũng như tại thị trường Trung Quốc.

Chia sẻ câu chuyện đồng hành với một sản phẩm tiềm năng của đồng bào dân tộc miền núi, ông Đào Đức Hiếu, Giám đốc Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng cho biết, Việt Nam đã được định vị trên bản đồ trà thế giới. Trong các vùng trà cổ thụ, Suối Giàng tôi chọn dừng chân bởi vì đây còn được mệnh danh là thủy tổ của trà cổ thụ trên thế giới. Tức là mình có cơ hội để cho Trà Việt được công bố với thế giới.

Ông Đào Đức Hiếu chia sẻ, một vùng nghèo ở trên đỉnh núi cao như vậy mà đã đạt được OCOP 4 sao và đang trên lộ trình phấn đấu lên 5 sao đã có chứng nhận ECOCERT, tiêu chuẩn ORGANIC của châu Âu, tức là mình có giấy thông hành đi ra được 26 nước trên thế giới có chỉ dẫn địa lý, có mã số vùng trồng, có ISO trong sản xuất.

“Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu trà, hơn 200.000 tấn/năm, nhưng giá trà đang rất rẻ so với thế giới. Do đó cần có một chiến lược quốc gia về trà, để cho trà Việt có một vị thế mới không phải là chỉ những cái thùng carton, túi nilon, không phải là đóng hàng tấn mà Việt Nam mình phải đóng bằng gam”, ông Đào Đức Hiếu bày tỏ.

Về thị trường hiện nay, bà Lê Việt Nga cho rằng, thị trường trong nước và quốc tế đang có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm có yếu tố văn hóa đặc trưng và đồng bào dân tộc thiểu số đã có những bản sắc, là những viên ngọc quý thô đang được mài giũa để giới thiệu với người tiêu dùng.

Cần chính sách đột phá để thu hút doanh nghiệp lớn tham gia

Tuy nhiên, bà Lê Việt Nga cũng nêu những khó khăn trong việc phát triển thị trường sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bởi có nhiều dân tộc chưa thành thạo trong việc thương mại hóa các đặc sản của mình.

Chính vì vậy, theo bà Nga cần nhiều giải pháp tổng lực hơn nữa, có những chính sách đột phá để thu hút được doanh nghiệp tham gia vào hỗ trợ các hộ nông dân, hộ sản xuất của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bà Nga nêu ví dụ, ở giai đoạn thử nghiệm, tại một số địa phương như: Sơn La, Lạng Sơn, Lâm Đồng đã rất thành công trong việc thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư sản xuất, sơ chế, thu mua và xuất khẩu hoặc là đưa vào thị trường trong nước những sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, các mô hình hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số bán hàng trong các kênh phân phối hiện đại như: Sài Gòn Co.op hay là BigC mới chỉ đóng góp cho cộng đồng, chưa trở thành những hoạt động thường xuyên hàng tuần, hàng tháng, hàng năm để hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số có được một không gian của mình để trình diễn văn hóa và đồng thời giới thiệu tới người tiêu dùng những sản phẩm mà hết sức là trân quý này của bà con dân tộc thiểu số.

Thể thao
上一篇:Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
下一篇:Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục