【soi kèo azerbaijan】Chủ tịch Quốc hội: Xử lý trách nhiệm trong các dự án thất thoát, lãng phí còn chậm

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:51:41
Làm rõ trách nhiệm liên quan đến các dự án không hiệu quả,ủtịchQuốchộiXửlýtráchnhiệmtrongcácdựánthấtthoátlãngphícònchậsoi kèo azerbaijan lãng phí Chủ tịch Quốc hội: Theo dõi đến cùng các vấn đề đã giám sát, chất vấn Kiến nghị dành một phần nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 để trả nợ

Phát biểu bế mạc phiên chất vấn sáng 8/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, lần đầu tiên trong nhiệm kỳ khóa XV, Thủ tướng, tất cả các Phó Thủ tướng Chính phủ và 21 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.

Qua báo cáo của Chính phủ, Toà án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, kết quả phiên chất vấn và trả lời chất vấn cho thấy, về cơ bản, các nghị quyết của Quốc hội đã được các cơ quan triển khai nghiêm túc, có trách nhiệm với nhiều giải pháp đồng bộ, đã tạo được chuyển biến tích cực và đạt được kết quả cụ thể ở hầu hết các lĩnh vực, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội: Xử lý trách nhiệm trong các dự án thất thoát, lãng phí còn chậm
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc phiên chất vấn

Không để kéo dài vướng mắc về chi thường xuyên có tính chất đầu tư

Trên cơ sở kết quả của phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội sẽ xem xét ban hành Nghị quyết về chất vấn vào cuối kỳ họp. Trong đó, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh một số nội dung chính.

Cụ thể, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và hộ kinh doanh; tập trung phát huy vai trò đầu tàu, dẫn dắt của các đô thị lớn và các cực tăng trưởng để thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế…

Triển khai kịp thời các giải pháp nâng cao tỷ lệ giải ngân các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, thống nhất nhận thức, không để kéo dài, ách tắc những vướng mắc, bất cập về sử dụng kinh phí chi thường xuyên có tính chất đầu tư.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiêm túc thực hiện đầy đủ các kết luận, kiến nghị trong Nghị quyết 74/2022/QH15 của Quốc hội về giám sát tối cao việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

“Nếu cần thiết tổ chức tái giám sát nội dung này vì quá trình thực hiện còn rất chậm, chưa có những chuyển biến thực chất về rà soát, xử lý trách nhiệm tổ chức, tập thể cá nhân với những danh mục, dự án, công trình có thất thoát lãng phí đã được chỉ ra đầy đủ tại Nghị quyết 74” - Chủ tịch Quốc hội nói.

Cùng với đó, rà soát, hoàn thiện pháp luật; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, tỷ lệ chi phí trả nợ… trong giới hạn cho phép, tiếp tục cải thiện tín nhiệm quốc gia. Khẩn trương đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, chính sách thuế theo Kế hoạch 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sửa đổi quy định về mở rộng nguồn thu, chống xói mòn cơ sở thuế.

Một số nhiệm vụ khác được nhấn mạnh là hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản công; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công, sớm giải quyết dứt điểm các tài sản công dôi dư sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Chủ tịch Quốc hội: Xử lý trách nhiệm trong các dự án thất thoát, lãng phí còn chậm
Các đại biểu tham dự phiên họp sáng 8/11.

Hoàn thiện chính sách quản lý với thuốc lá thế hệ mới

Đối với lĩnh vực kinh tế ngành, Chủ tịch Quốc hội đề nghị khẩn trương phê duyệt, triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, Quy hoạch điện 8. Khẩn trương xây dựng, ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp, bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng. Bố trí đủ nguồn lực, bảo đảm đến năm 2025, hoàn thành việc cấp điện cho người dân, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Hoàn thiện chính sách quản lý đối với các loại hình thuốc lá thế hệ mới. Trong năm 2024, ban hành Bộ tiêu chí để xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam; ngăn chặn hiệu quả tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng các dự án hạ tầng giao thông, nhất là các dự án, công trình trọng điểm. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, nhất là các dự án đường bộ cao tốc và phân kỳ đầu tư phù hợp. Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp. Ban hành quy chuẩn đường cao tốc của Việt Nam trong quý I năm 2024. Có cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực xã hội để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.

Trong năm 2024, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hệ thống thu phí điện tử không dừng; xử lý dứt điểm các vướng mắc, bất cập đối với một số dự án BOT. Huy động hiệu quả các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng và hành lang an toàn giao thông, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm quy định về tổ chức giao thông, hiện tượng tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông sau khi giải tỏa.

Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Triển khai thực hiện các biện pháp xử lý rác thải, chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế, giảm thiểu chôn lấp rác thải. Nâng cao hiệu quả hoạt động quan trắc môi trường; xây dựng và triển khai các phương án xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là vấn đề rác thải, nước thải, ô nhiễm tại các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp, các lưu vực sông, hệ thống thủy lợi... Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm việc khai thác khoáng sản trái phép. Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh.

Trong các lĩnh vực nội chính, tư pháp, những nội dung được Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh là sớm hoàn thành có chất lượng hệ thống vị trí việc làm trong toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, nhất là trong cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ đồng bộ để triển khai kịp thời, hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024. Có giải pháp đồng bộ để giảm số lượng viên chức hưởng lương từ NSNN trên cơ sở đẩy mạnh tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với phương châm: “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai”.

Chủ tịch Quốc hội: Xử lý trách nhiệm trong các dự án thất thoát, lãng phí còn chậm
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng ngày 8/11/2023.

Đối với các lĩnh vực văn hóa, xã hội, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu quan tâm bố trí nguồn lực cho giáo dục, đào tạo và văn hóa. Xây dựng, trình Quốc hội ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam tại kỳ họp gần nhất.

Tiếp tục chuyển dịch phát triển hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số. Tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025.

Tăng cường công tác quản lý báo chí, xử lý vi phạm vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin, đặc biệt là tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, tạp chí điện tử, mạng xã hội. Đẩy nhanh việc triển khai quy hoạch báo chí; chú trọng các giải pháp hỗ trợ báo chí phát triển khi thực hiện giai đoạn 2 của Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.

Nghiên cứu hoàn tiền cho người bệnh có bảo hiểm phải tự mua thuốc điều trị

Trong lĩnh vực y tế, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu từng bước khắc phục tình trạng chất lượng khám bệnh, chữa bệnh chưa đồng đều giữa các tuyến, vùng miền. Ưu tiên bố trí ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, bảo đảm chỉ tiêu Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 18/2008/QH12 và Nghị quyết số 99/2023/QH15.

Có giải pháp đột phá giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các bệnh viện công lập; bảo đảm duy trì tỷ lệ tiêm các loại vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên 90%. Nghiên cứu cơ chế hoàn trả tiền cho người dân khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế phải tự mua thuốc điều trị; giải quyết triệt để tình trạng nợ đọng bảo hiểm y tế.

顶: 6321踩: 29438