【kết quả bóng đá kaiserslautern】Trợ giúp pháp lý: Điểm tựa của người yếu thế

时间:2025-01-10 09:36:11 来源:Empire777

Bài cuối:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

BPO - Điều 2,p phkết quả bóng đá kaiserslautern Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định: Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật; Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.

Đưa pháp luật vào cuộc sống

Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, tỉnh Bình Phước đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, trong đó mới nhất là Kế hoạch số 342 ngày 17-11-2023 về phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Thông qua kế hoạch này nhằm trợ giúp pháp lý (TGPL) cho các đối tượng trên địa bàn theo Luật TGPL, nâng cao hiểu biết pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân, đáp ứng tốt việc tiếp cận thông tin pháp luật cần thiết cho hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người có công với cách mạng và các đối tượng khác theo quy định.


Các ngành phối hợp kiểm tra hoạt động trợ giúp pháp lý ở Tòa án nhân dân thị xã Chơn Thành

Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các quyết định về thành lập, kiện toàn hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, ban hành quy chế hoạt động của hội đồng; ban hành chương trình, kế hoạch, đề án làm cơ sở, căn cứ để các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã ban hành chương trình, kế hoạch triển khai hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thời gian qua, tỉnh đã đa dạng hình thức, triển khai nhiều mô hình nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức trong chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho người dân, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bình Phước có hơn 1 triệu dân, 40 thành phần dân tộc thiểu số với khoảng 199.000 người, chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh. Đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn làm nông nghiệp, hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tỉnh mong muốn xây dựng môi trường văn hóa cơ sở tiên tiến, lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững; củng cố niềm tin của các cộng đồng dân tộc với Đảng và Nhà nước; nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật. TGPL không những giúp người dân được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp mà còn giúp họ hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của hoạt động này và biết địa chỉ liên hệ khi có vướng mắc về pháp luật.

Đồng hành với công tác giảm nghèo

Trung tâm TGPL nhà nước (Sở Tư pháp) ra đời từ nhu cầu giúp đỡ pháp luật của người nghèo và đối tượng yếu thế. Trong suốt quá trình hoạt động, công tác TGPL luôn đồng hành với công cuộc giảm nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi năm, trung tâm đã TGPL cho hàng trăm người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số... Qua đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Công tác giáo dục, phổ biến pháp luật của các ngành liên quan được thực hiện nghiêm, góp phần đưa pháp luật về khu dân cư. Nội dung tuyên truyền được xây dựng đảm bảo tiêu chí “ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ”; nội dung, hình thức tuyên truyền được đổi mới như: lồng ghép trong các hội nghị, phát tờ rơi, tổ chức hội thi tìm hiểu về pháp luật, phiên tòa giả định…


Bà Phan Thị Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, Sở Tư pháp Bình Phước (bìa phải) trợ giúp pháp lý cho một hộ dân ở xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng

“Nhờ tham gia các buổi tuyên truyền, TGPL, chúng tôi nắm bắt và hiểu luật kỹ hơn; đặc biệt là những văn bản dưới luật liên quan trực tiếp đến các vấn đề đất đai, môi trường, chế độ, chính sách… Qua đó, chúng tôi về tuyên truyền lại cho người thân trong gia đình cùng biết, áp dụng vào thực tiễn” - ông Vũ Văn Phán ở thôn Phước Lộc, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng chia sẻ.

Theo bà Phan Thị Vân, Phó Giám đốc Trung tâm TGPL nhà nước, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Đây là phương thức đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đa dạng hình thức truyền thông 

Truyền thông giữ vai trò quan trọng trong truyền tải thông tin về TGPL đến người dân, là yếu tố giúp người dân tiếp cận và trực tiếp thụ hưởng quyền lợi được pháp luật quy định. Trong bối cảnh hiện nay và giai đoạn tiếp theo rất cần tiếp tục truyền thông mạnh mẽ về vị trí, vai trò của TGPL trong đời sống xã hội để nhiều người biết quyền được TGPL, tổ chức TGPL, từ đó tìm đến và sử dụng dịch vụ này.

Theo ông Trần Thanh Long, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, ngành tư pháp đang đẩy mạnh phổ biến pháp luật qua đài phát thanh - truyền hình, internet, báo in, báo điện tử, tờ rơi... phù hợp với từng đặc thù địa bàn, trình độ dân trí. Thông tin về số điện thoại liên lạc, địa chỉ Trung tâm TGPL nhà nước; có sự phối hợp giữa Trung tâm TGPL nhà nước với các cơ quan, ban, ngành liên quan. Bên cạnh đó, cung cấp đầy đủ bảng thông tin, hộp tin TGPL đặt tại các cơ quan tiến hành tố tụng, trại tạm giam, nhà tạm giữ, UBND cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng… Thực hiện phóng sự truyền thông về các vụ việc thành công phát trên phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, cử người thực hiện TGPL trực tại các cơ quan tiến hành tố tụng để tiếp nhận và TGPL cho người dân. Ngoài ra, hằng năm Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh còn phối hợp tổ chức các đợt truyền thông về TGPL cho người dân ở cơ sở.

“Trong những năm gần đây, trợ giúp viên pháp lý đã tham gia thành công rất nhiều vụ việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng được TGPL. Từ đó tạo được lòng tin của người dân và khi gặp vướng mắc liên quan đến pháp luật, người dân đã liên hệ với Trung tâm TGPL nhà nước để được hỗ trợ” - ông Long nhấn mạnh.

9 tháng năm 2024, ngành tư pháp tỉnh chủ động, tích cực tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực phụ trách. Công tác xây dựng, thẩm định, góp ý văn bản quy phạm pháp luật được chú trọng, nâng cao chất lượng và đảm bảo tiến độ. Số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành là 71; thẩm định, góp ý 70 văn bản, từ đó góp phần tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

9 tháng năm 2024, ngành tư pháp đã thực hiện 4.916 cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật cho gần 420 ngàn lượt người; tổ chức 26 cuộc thi tìm hiểu pháp luật thu hút hơn 1.600 lượt người tham gia. Đối với công tác hòa giải ở cơ sở, cấp huyện đã tiếp nhận 425 vụ việc, trong đó hòa giải thành 281 vụ việc. Trung tâm TGPL nhà nước tiếp nhận và thụ lý 318 vụ việc, trong đó đã hoàn thành 167 vụ việc.


Có thể khẳng định, hoạt động TGPL, đặc biệt là những vụ việc được giải quyết thành công đã và đang đảm bảo tốt quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, nhất là người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và những người yếu thế trong xã hội. Thông qua hoạt động này đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của chính sách TGPL trong đời sống xã hội.

推荐内容