游客发表

【ket qua giao huu clb】Xuất khẩu trái cây có cơ hội mở rộng thị trường tại Mỹ, Nhật Bản

发帖时间:2025-01-25 10:11:10

Xuất khẩu trái cây mở rộng thị trường
Xuất khẩu trái cây mở rộng thị trường. Ảnh: Phúc Nguyên

6 loại quả xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ

Tại diễn đàn trực tuyến với chủ đề “Tăng cường các giải pháp phát triển bền vững sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trái cây chủ lực phía Nam”, do Tổ điều hành Diễn đàn thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản (Diễn đàn kết nối nông sản 970 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn -NN&PTNT) tổ chức mới đây, ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, sản lượng cây ăn quả chính phía Nam năm 2022 ước đạt hơn 7,3 triệu tấn. Trong đó, 6 tháng đầu năm ước đạt 3,3 triệu tấn, 6 tháng cuối năm ước đạt 4,1 triệu tấn.

Các mặt hàng trái cây xuất khẩu (XK) của Việt Nam vẫn chủ yếu ở dạng tươi với 75,9%, còn lại là đã qua chế biến. Top 10 trái cây XK tươi của Việt Nam đến nay là thanh long, xoài, chuối, mít, dừa, sầu riêng, chanh, dưa hấu, vải, chanh leo. Các thị trường tiêu thụ nhiều nhất trái cây của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông...

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết thêm hiện nay, Việt Nam đã XK được 6 loại quả là thanh long, xoài, vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ. Hiện quá trình đàm phán giữa 2 nước để XK quả bưởi Việt Nam sang Hoa Kỳ đã vào giai đoạn cuối. Dự kiến khoảng một vài tháng nữa Hoa Kỳ sẽ mở cửa cho quả bưởi của Việt Nam.

Với thị trường Nhật Bản, Việt Nam đang XK 3 loại trái cây tươi là thanh long, xoài, vải. Cục Bảo vệ thực vật cũng đang đàm phán với Bộ Nông nghiệp Nhật để XK quả nhãn bằng biện pháp xử lý khí lạnh.

Cũng theo ông Thiệt, việc XK quả tươi đi các thị trường khó tính có nhiều yêu cầu khác nhau. Ví dụ, với thị trường Mỹ, Úc, New Zealand thì yêu cầu trái cây tươi phải chiếu xạ trước khi XK. Với thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand thì yêu cầu xử lý hơi nước nóng. Với biện pháp lạnh thì có ít nước yêu cầu hơn.

Trung Quốc sẽ gia tăng nhập khẩu chuối Việt Nam

Cục Bảo vệ thực vật thông tin thêm, Trung Quốc vừa chấp thuận nhập khẩu thí điểm chanh leo của Việt Nam vào tỉnh Quảng Đông qua cửa khẩu 2 tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Về điều kiện chung, chanh leo XK phải xuất phát từ vùng có mã số vùng trồng, có mã số cơ sở đóng gói và bảo đảm không nhiễm dịch hại, đáp ứng an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp có nhu cầu XK mặt hàng này cần liên hệ Cục Bảo vệ thực vật để đăng ký và được hướng dẫn. Đây là loại quả có tiềm năng lớn tại Trung Quốc, có thể mang lại giá trị XK cao.

Còn đối với vấn đề XK sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc, việc đàm phán cũng đang ở giai đoạn cuối, hy vọng việc đàm phán sẽ kết thúc sớm để trong năm nay sầu riêng Việt Nam XK được sang thị trường tiềm năng này.

Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, trị giá XK hàng rau quả của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm ước đạt 1,47 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2021. Lý giải kim ngạch XK rau quả 5 tháng đầu năm 2022 giảm mạnh, ở góc độ hiệp hội, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên cho biết, do thị phần tại Trung Quốc giảm sâu. Đặc biệt, XK 4 tháng đầu năm sang thị trường Trung Quốc đạt 625 triệu USD, giảm 28% so với cùng kỳ.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, trong thời gian qua, các mặt hàng XK sang thị trường Trung Quốc đều có dấu hiệu giảm, riêng mặt hàng chuối đã biểu hiện bước phát triển vượt bậc. Trong 5 tháng 2022, Trung Quốc nhập khẩu 742 nghìn tấn chuối, tăng 10% so với cùng kỳ, trong đó chuối Việt Nam chiếm 43%, vượt qua Phillipines với 28%.

"Trung Quốc là một thị trường quan trọng. Để gia tăng thị phần nhập khẩu của thị trường này, các mặt hàng Việt Nam cần cải thiện chất lượng. Trong bối cảnh không còn Zero Covid, Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh rất tốt ngay cả với các nước trong khu vực..." - ông Đặng Phúc Nguyên nhấn mạnh.

Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, chúng ta đừng quá háo hức với nông sản XK giá cao. Vấn đề là phải tổ chức lại thị trường nông sản trong nước. Muốn xây dựng thương hiệu nông sản ở nước ngoài thì hãy xây dựng thương hiệu trong nước. Niềm tin tiêu dùng nông sản trong nước là bệ đỡ để XK nông sản ra thế giới.

Đối với thị trường Trung Quốc, ông Lê Minh Hoan cho rằng, thị trường này đang ngày càng khó tính hơn, nhưng nhiều năm chúng ta quen tư duy rằng thị trường Trung Quốc dễ tính. Khi Trung Quốc thay đổi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm thì chúng ta lại chậm thay đổi.

    热门排行

    友情链接