【soi cầu mobi 88】Đối tác lớn

时间:2025-01-10 09:54:46来源:Empire777 作者:Cúp C2

Những bất cập tiềm ẩn

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2013 lên tới 50,Đốitáclớsoi cầu mobi 882 tỷ USD; trong đó Việt Nam xuất khẩu 13,3 tỷ USD và nhập khẩu tới 36,9 tỷ USD. Trong các nước nhập khẩu lớn nhất từ nước ta, Trung Quốc đứng thứ hai, chiếm tỷ trọng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2013.

Phần lớn nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc. Chỉ tính riêng năm 2013, nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này, trong số đó nhiều sản phẩm là công nghệ cũ lạc hậu, tiêu tốn nhiên liệu…

xuat tom

Trung Quốc ồ ạt thu gom tôm nguyên liệu, làm ảnh hưởng đến các hợp đồng đã ký với đối tác khác. Ảnh: TL

Vậy Trung Quốc nhập những gì từ Việt Nam? Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc, nhóm hàng nông - lâm - thủy sản, chiếm tỷ trọng tới 31,2% tổng kim ngạch (trong đó nhập tới 86% lượng sắn Việt Nam xuất khẩu, 31% gạo, hơn 32% rau quả, 19% gỗ…). Nhóm hàng dệt may, giày dép các loại, chiếm gần 13%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản, chiếm khoảng 10%...

Trung Quốc có vẻ là một thị trường dễ tính khi không chú trọng nhiều đến chất lượng hàng, và có nhu cầu nhập khẩu lớn. Thế nhưng, đây lại là một thị trường đầy thách thức. Bản thân người nông dân, lẫn doanh nghiệp nếu không được định hướng rất dễ bị tổn thương. Ngoài lo ngại về những điều lạ lùng khó hiểu trong nhu cầu nhập khẩu (mua mầm thảo quả, sừng, móng trâu bò, ốc bươu vàng, đỉa, rễ sim, hạt chè, đuôi trâu, phân trâu…) , hay những thủ thuật trong việc ‘làm giá’ (nhập ồ ạt rồi bỗng nhiên chuyển sang nhập nhỏ giọt hoặc dừng không nhập nữa), còn nhiều vấn đề cần lưu ý.

Nông sản xuất sang Trung Quốc đa phần qua đường tiểu ngạch. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam, năm 2013 đã nhập khẩu 2,15 triệu tấn gạo chính ngạch, và khoảng 1,5 triệu tấn theo đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không muốn làm ăn theo đường tiểu ngạch vì lo ngại giao hàng mà không thu được tiền. Hơn nữa, giá gạo xuất khẩu sang Trung Quốc thấp hơn các thị trường khác.

Hàng nông sản, thủy sản xuất sang Trung Quốc hầu hết chỉ là nông sản thô, chẳng hạn như mủ cao su, hạt điều (kể cả hạt điều vỡ), mực, bạch tuộc, tôm nguyên liệu (kể cả tôm bơm chích tạp chất)... Xuất nguyên liệu thô dẫn đến giá trị không cao, không sử dụng hết lực lượng lao động trong nước. Đặc biệt tình trạng thương lái thu gom thủy sản nguyên liệu, đặc biệt là tôm và mực, bạch tuộc đưa qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, khiến nhiều DN Việt Nam thiếu nguyên liệu chế biến, ảnh hưởng đến các hợp đồng đã ký với các đối tác khác.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cảnh báo, việc ồ ạt thu mua xuất khẩu tôm nguyên liệu có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối nghiêm trọng cơ cấu xuất khẩu, xuất thô nguyên liệu ngày càng tăng, ảnh hưởng xấu đến chiến lược phát triển ngành và hiệu quả đầu tư. Khi thương lái mua theo hình thức trên, vấn đề chất lượng, đặc biệt kháng sinh và tạp chất trong tôm có nguy cơ không kiểm soát được, ảnh hưởng đến hình ảnh tôm của Việt Nam.

Một số doanh nghiệp Việt Nam cho biết, trở ngại lớn trong việc giao thương với Trung Quốc hiện nay là đàm phán, buôn bán. Người Trung Quốc có thói quen mặc cả rất nhiều do vậy ‘giá chót’ thực tế mới là giá khởi điểm để đàm phán, điều này đòi hỏi các chuyên viên đàm phán của ta phải rất nhẫn nại, phải xác định được đối tác có phải là người quyết định cuối cùng không. Bên cạnh đó, Trung Quốc quản ngoại tệ rất chặt nên số lượng các công ty Việt Nam được phép thanh toán bằng USD rất hạn chế.

Trở ngại ngay trước mắt

Sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và những diễn biến căng thẳng trên biển Đông sau đó, người ta linh cảm ngay về một mối lo nhãn tiền, đó là hàng hóa nông sản Việt Nam rất có thể sẽ bị ‘nghẽn’ đường ra. Vải, dưa hấu, nhãn, thanh long, gạo, hạt điều, cao su, tôm… sẽ bị ‘khủng hoảng thừa’.

Với một nước chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, việc nông sản ứ đọng, mất giá sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới đời sống của bà con nông dân, vốn đang có thu nhập khiêm tốn. Đây là một vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng tới an sinh xã hội, cần phải tính tới để giải quyết nhanh, giải quyết ổn thỏa ở tầm quốc gia, cũng như các địa phương.

Nhiều chuyên gia kinh tế đã từng khuyến cáo, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn hạn chế, việc phụ thuộc nguyên liệu Trung Quốc dự báo sẽ ngày càng lớn nếu như không nhanh chóng có giải pháp cải thiện. Đơn cử như việc lệ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu từ Trung Quốc cho ngành Dệt may - Da giày. Nếu như sắp tới nhập khẩu gặp trở ngại, cũng có nghĩa là rất nhiều nhà máy lao đao, công nhân (lượng công nhân làm việc trong ngành này là rất lớn) thiếu việc làm, khó ổn định đời sống. Chưa kể đến một lực lượng lớn lao động làm những công việc có liên quan khác như du lịch, vận chuyển, buôn bán…

Như vậy, ngoài việc căn cơ là điều chỉnh lại cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với thị trường này, Việt Nam cần chú ý mở rộng thị trường xuất khẩu vươn ra các thị trường rộng lớn như châu Phi, Trung Á, Đông Âu, Nam Mỹ; chú trọng những mặt hàng đã qua chế biến, có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, cần củng cố thị trường nội địa để chắc chân ngay tại ‘sân nhà’ với hơn 80 triệu người dân./.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã nhận định, chiến lược với thị trường Trung Quốc rất quan trọng, Trung Quốc như là một nhân tố lớn chi phối sự phát triển trong khu vực và là một láng giềng của Việt Nam: ‘Vấn đề chính với thị trường Trung Quốc là xem xét lại cơ cấu hàng hóa, cách thức làm ăn với họ để tránh tình trạng chúng ta nhập siêu lớn từ Trung Quốc và lệ thuộc quá nhiều’.

KT

相关内容
推荐内容