【kết quả tỷ số giải pháp】Chuyên gia Thái: Trung Quốc đang tự cô lập khỏi quốc tế
Ngày 2-5,ốcđangtựcocirclậpkhỏiquốctếkết quả tỷ số giải pháp Trung Quốc triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) đặt tại phía Nam đảo Tri Tôn, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, đã đẩy tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam leo thang, đe dọa nguy cơ nổ ra xung đột quân sự.
Nhân sự kiện này, giáo sư Artha Nantachukra, chuyên gia về Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phupan, Thái Lan, đã đăng tải bài viết trên trang mạng của Viện nghiên cứu Phupan.
Theo giáo sư Artha Nantachukra, Trung Quốc đã “khôn khéo” khi lựa chọn thời điểm di chuyển và đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng EEZ của Việt Nam.
Trên bình diện quốc tế, khủng hoảng chính trị tại Ukraine đã tạo ra môi trường thuận lợi cho việc triển khai chiến lược của Trung Quốc; cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và châu Âu đang tập trung giải quyết tình hình Ukraine nên sẽ không phản ứng thái quá đối với động thái trên Biển Đông của Trung Quốc.
Trung Quốc lại càng khôn khéo hơn khi lựa chọn vị trí đặt giàn khoan. Hải Dương-981, giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ USD do chính Trung Quốc sản xuất, đã được đưa xuống phía Bắc quần đảo Hoàng Sa từ năm 2012.
Giáo sư Nantachukra cho rằng Trung Quốc có thể sẽ lo ngại Nhật Bản ở phía Bắc, đồng minh thân cận của Mỹ, nếu Trung Quốc có các hành động khiêu khích và vẫn còn dè chừng với Philippines ở phía Đông Nam, một đồng minh khác của Mỹ có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông và mới đây đã kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế La Hay. Như vậy, Việt Nam chưa ký kết các hiệp ước an ninh với Mỹ, không tham gia liên minh quân sự nào sẽ là “mắt xích yếu” để Trung Quốc tận dụng.
Rõ ràng, từ khi triển khai chiến lược biển với mục tiêu hiện thực hóa “đường chín đoạn,” đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có các hành động khiêu khích đối với các quốc gia láng giềng có tranh chấp nhưng đây là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng một lực lượng đông đảo các tàu bảo vệ, máy bay và thực hiện các hành động mạnh tay để bảo vệ Hải Dương-981 trước các phản ứng của Việt Nam.
Theo quan điểm của Viện trưởng Viện nghiên cứu Phupan, khi quyết định di chuyển và đặt Hải Dương-981 trong vùng EEZ của Việt Nam, bên cạnh việc lựa chọn thời điểm, vị trí, Trung Quốc còn tính toán kỹ cả những phản ứng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc đã biết phản ứng của Việt Nam qua các sự kiện tương tự diễn ra trong những năm trước đây. Thậm chí, Trung Quốc còn chuẩn bị trước các lực lượng ứng phó đối với cả các phản ứng quân sự từ Việt Nam.
Với quốc tế, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc cũng đã tính toán trước về mức độ và khả năng can dự vào vấn đề tranh chấp Biển Đông, nhất là khi nổ ra xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam. Và hơn thế nữa, tại khu vực Biển Đông, nhất là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam, Mỹ luôn chủ trương muốn đóng vai trò trung gian hòa giải.
Theo giáo sư Nantachukra toàn bộ những bước đi, những động thái khiêu khích của Trung Quốc từ trước đây đến sự việc vừa qua tại Biển Đông cho thấy rõ mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là thực hiện ý đồ “độc chiếm Biển Đông.” Sâu xa hơn, từ việc độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc muốn kiểm soát toàn bộ tuyến giao thương hàng hải, kiềm tỏa, tăng ảnh hưởng với toàn bộ các nước khu vực và các nước lợi ích vào tuyến giao thương này, trong đó có cả Nhật Bản và Mỹ.
Theo đánh giá của giáo sư Nantachukra, những động thái của Trung Quốc, qua hằng năm, đều là những động thái khiêu khích nhỏ, nhưng có mức độ gia tăng theo từng năm, theo chiến lược “mưa dầm thấm đất,” với mục tiêu làm thay đổi hiện trạng.
Tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam có nguy cơ leo thang thành xung đột nếu cả hai bên không thể kiểm soát tình hình.
Trước các động thái của Trung Quốc, nhiều người đang đặt ra câu hỏi phải chăng Trung Quốc đang tự mình đặt ra luật chơi, thiết lập lại trật tự khu vực theo ý riêng của Trung Quốc?
Giáo sư Nantachukra cho rằng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng với lợi ích chiến lược to lớn của các nước bên ngoài trong khu vực, dù muốn hay không, dù lớn hay nhỏ, các nước này không thể “khoanh tay đứng nhìn” trước các hành động “lạm quyền” của Trung Quốc.
Có thể, chính sự kiện này sẽ tạo ra một “nhu cầu,” một “chất xúc tác” mới đòi hỏi các nước ASEAN liên quan tranh chấp với Trung Quốc, đặc biệt là Philippines, phải liên kết chặt chẽ hơn nữa để đối phó với Trung Quốc. Rõ ràng là, nếu Trung Quốc đã và đang “mạnh tay” với Việt Nam thì chưa có gì có thể đảm bảo Trung Quốc không có các hành động tương tự với Philippines, dù rằng, với mỗi quốc gia, mỗi vùng tranh chấp, lợi ích và xung đột ở những mức độ khác nhau.
Như vậy, nhu cầu liên kết giữa các quốc gia đang bị Trung Quốc “lấn áp” sẽ gia tăng, từng bước làm thất bại mục tiêu chia rẽ ASEAN của Trung Quốc mà ngược lại các nước đang cô lập Trung Quốc, biến Trung Quốc thành một kẻ bị tẩy chay tại khu vực.
Với Mỹ, theo giáo sư Nantachukra, chính quan điểm của Mỹ đã tạo cơ hội cho Trung Quốc tăng cường các hành động khiêu khích để gây nguy hại cho chính những lợi ích của Mỹ trong khu vực này. Như vậy, nếu một xung đột nổ ra giữa Trung Quốc và Việt Nam, có thể chưa phải là thời điểm mà Mỹ ra tay ủng hộ hay bảo vệ Việt Nam nhưng sẽ là “hồi chuông cảnh tỉnh” để Mỹ phải cân nhắc lại sự can dự của mình. Và khi đó, chắc chắn Trung Quốc không thể là kẻ có thể tự ý quyết định mọi việc theo ý riêng của mình.
Chính bằng các hành động “độc tôn,” Trung Quốc đang tự cô lập mình khỏi cộng đồng quốc tế, khu vực và sẽ phải hứng chịu những hậu quả cả về chính trị, ngoại giao lẫn kinh tế từ các hành động này.
Nguồn TTXVN
-
Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mìnhGiảm huy động khí cho phát triển điện ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhiều địa phươngGiải bài toán nhân lực cho chuyển đổi số quốc giaQuản lý vật liệu nổ công nghiệp: Đề cao trách nhiệm người đứng đầuIsrael tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạngTiết kiệm năng lượng nhìn từ tòa nhà xanhCòn có nơi cần biển báo: “Đèn đỏ, được rẽ phải”Xuất khẩu nông lâm thủy sản khả thi với mục tiêu đạt 40 tỷ USDNguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt NamCon học cho ai
下一篇:Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- ·Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- ·Nhiều dự án khởi nghiệp ấn tượng của học sinh, sinh viên
- ·EVNHANOI khuyến cáo vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện
- ·PC Vĩnh Phúc: Đảm bảo vận hành an toàn lưới điện mùa mưa bão
- ·Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- ·Phụ huynh Sài Gòn khẳng định không đánh giáo viên
- ·Chuyển giao vốn về SCIC: ‘Bên nhận sẵn sàng, nhưng bên giao còn ì ạch
- ·Thu 2.557 tỷ đồng từ dịch vụ môi trường rừng
- ·Clip đoàn xe phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏi
- ·Quảng Điền: Hàng chục trạm BTS chưa cấp phép đã xây dựng
- ·Vietnam Airlines tăng khoảng 10 chuyến bay sau bão số 6
- ·100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- ·Hoàn thành nâng công suất tại trạm biến áp 220kV Ngũ Hành Sơn
- ·Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia với phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy
- ·Công bố môn thi thứ 4 vào lớp 10 ở Hà Nội cuối tháng 3
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- ·PC Đắk Lắk: Hiệu quả bước đầu từ Chương trình quản lý điện mặt trời mái nhà
- ·69 cử nhân đầu tiên tốt nghiệp chương trình đào tạo trực tuyến ĐH Mở TP.HCM
- ·Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ áp dụng ứng dụng BASE trong chuyển đổi số doanh nghiệp
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Tôm của Việt Nam bị Hoa Kỳ áp thuế 4,58%
- ·Samsung mở trung tâm nghiên cứu chế tạo robot ở Mỹ
- ·Nhiệt điện Hải Phòng
- ·Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- ·Tái chế xỉ gang thép: Vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa bảo vệ môi trường
- ·Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- ·Tạo điều kiện cấp bản sao văn bằng
- ·EVNHANOI đảm bảo cấp điện 24/24h tại các chốt phòng, chống dịch
- ·4.372 trạm biến áp với 401 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng Bão số 5
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Hội đồng Kinh doanh EU – ASEAN kêu gọi ASEAN đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng
- ·Khẳng định giá trị thương hiệu, chất lượng sản phẩm OCOP
- ·PC Hà Nam đảm bảo cung cấp điện trong dịp Quốc khánh 2/9
- ·Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- ·Nỗ lực dạy học trực tuyến, Bộ GD