发布时间:2025-01-26 01:34:44 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Trưởng Khoa Tài chính – Đầu tư, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với phóng viên TBTCVN.
* PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về nhận thức của DN, đặc biệt là các DNNVV hiện nay đối với vấn đề MBHĐTC và nâng cao NLQT DN?
- Ông Nguyễn Thanh Bình:MBHĐTC và NLQT DN tuy là hai phạm trù khác nhau nhưng có mối quan hệ theo tỷ lệ thuận với nhau. Tức là, thường DN có NLQT tốt thì cũng rất coi trọng MBHĐTC và ngược lại. Đây cũng là 2 yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của DN. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều DN, đặc biệt là các DNNVV của Việt Nam vẫn còn hạn chế về NLQT và chưa coi trọng MBHĐTC.
Cụ thể, đối với vấn đề quản trị DN, theo kết quả khảo sát 504 DN khu vực đồng bằng sông Hồng mà chúng tôi thực hiện tháng 5/2018 cho thấy, có đến hơn 60% DN hoặc là chưa quan tâm đến các hoạt động quản trị DN, hoặc là do DN vốn ít, hoạt động ở phạm vi nội địa, chưa có điều kiện mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, nên cũng chưa quan tâm đến các nội dung quản trị DN. Thậm chí, không ít DN cho rằng, quản trị DN làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của DN.
Tương tự, đối với vấn đề MBHĐTC, hiện nay trừ các công ty niêm yết, công ty đại chúng, một bộ phận DN lớn có thực hiện hoạt động công bố báo cáo tài chính tốt, còn đa số các DNNVV vẫn chưa coi trọng việc MBHĐTC.
Ông Nguyễn Thanh Bình |
* PV: Thực trạng DNNVV còn hạn chế về NLQT và chưa coi trọng MBHĐTC như ông vừa chia sẻ có phải là một trong những nguyên nhân khiến DN khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng không, thưa ông?
- Ông Nguyễn Thanh Bình:DN khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng bên cạnh nguyên nhân đến từ phía các tổ chức tín dụng (TCTD), còn có nguyên nhân xuất phát từ nội tại bản thân DN; trong đó NLQT yếu và chưa coi trọng MBHĐTC là điểm yếu phổ biến khiến DN gặp khó khi tiếp cận tín dụng.
Trong vấn đề NLQT DN, những cấu thành quan trọng nhất là năng lực quản trị rủi ro, quản trị chiến lược và quản trị tài chính. Cụ thể, đối với quản trị rủi ro, khi vay vốn, các TCTD thường phân tích đánh giá những rủi ro tiềm ẩn từ nội tại DN, cũng như từ phương án, dự án đầu tư. Bởi nếu rủi ro từ DN nảy sinh, sẽ tác động lớn đến dòng tiền, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ gốc và lãi vay.
Đối với quản trị chiến lược, DN không thể hoạt động hiệu quả, khi không có quản trị chiến lược tốt. Bởi khi có chiến lược tốt, DN sẽ có điều kiện khai thác tối đa các cơ hội, vượt qua các thách thức, phát huy những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu trong nội bộ. Đối với quản trị tài chính, nếu làm tốt sẽ tối đa hóa lợi ích tài chính của DN thông qua các quyết định về đầu tư, quyết định gọi vốn và phân phối lợi nhuận.
Qua phân tích như trên có thể thấy, nếu DN có năng lực quản trị (gồm quản trị rủi ro, quản trị chiến lược, quản trị tài chính) yếu thì rất khó có cơ hội tiếp cận thành công nguồn vốn từ các TCTD và làm hạn chế lòng tin của các TCTD với DN.
Đối với vấn đề MBHĐTC, DN muốn tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng thì điều kiện bắt buộc phải MBHĐTC và chủ động công bố thông tin. Một DN mà hoạt động tài chính cũng như công bố thông tin rất “mù mờ” thì các TCTD không có cơ sở để xem xét cấp tín dụng.
* PV: Vậy theo ông, để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, DN cần phải làm gì?
- Ông Nguyễn Thanh Bình:Để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, DN cần chủ động nâng cao NLQT và MBHĐTC.
Để nâng cao NLQT, trước hết DN cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của NLQT. Theo đó, DN cần coi trọng công tác truyền thông nội bộ ở tất cả các cấp trong DN, để cán bộ và người lao động hiểu thấu đáo hơn về tầm quan trọng của quản trị đối với hiệu quả hoạt động của DN, cũng như việc tiếp cận tín dụng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của DN.
Bên cạnh đó, DN cần xây dựng và áp dụng mô hình quản trị phù hợp với đặc điểm, tính chất và quy mô hoạt động của mình. Nếu quy mô hoạt động quản trị lớn hơn so với quy mô của DN, có thể gây ra gánh nặng chi phí, khiến quy trình ra quyết định chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của DN. Cùng với đó, DN cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế trong quản trị rủi ro, quản trị tài chính và quản trị chiến lược… Điều này, không chỉ tạo điều kiện cho DN tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn, mà còn sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.
Song song với việc nâng cao NLQT, DN cũng cần coi trọng việc MBHĐTC. Theo đó, DN phải thường xuyên xem xét các tiêu chí đánh giá tình hình tài chính của DN như mức độ độc lập tài chính của DN; khả năng thanh toán của DN, khả năng sinh lời của DN; hiệu quả hoạt động của DN; hiệu quả phương án vay vốn và phân phối lợi nhuận của DN… Để tiếp cận được vốn vay, các chỉ tiêu tài chính nêu trên phải đạt tối thiểu ở mức an toàn theo quy định. Khi hoạt động tài chính được minh bạch, không chỉ giúp các TCTD giảm thời gian thẩm định khách hàng, việc ra quyết định cho vay nhanh hơn, mà còn giúp DN nhận diện sớm các rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý hiệu quả...
* PV: Xin cảm ơn ông
Diệu Thiện (thực hiện)
相关文章
随便看看