您的当前位置:首页 > Thể thao > 【kết quả tỷ số đức】Warren Buffett không thích loại hình kinh doanh nào? 正文

【kết quả tỷ số đức】Warren Buffett không thích loại hình kinh doanh nào?

时间:2025-01-25 21:01:53 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Bởi vì tỷ lệ đòn bẩy 20:1 làm khuếch đại ảnh hưởng của điểm mạnh và điểm yếu về q kết quả tỷ số đức

Bởi vì tỷ lệ đòn bẩy 20:1 làm khuếch đại ảnh hưởng của điểm mạnh và điểm yếu về quản lý,ôngthíchloạihìnhkinhdoanhnàkết quả tỷ số đức nên chúng tôi đã không quan tâm đến việc mua cổ phiếu của một ngân hàng được quản lý kém với một mức “giá rẻ”.

Án binh bất động vẫn là nền tảng trong phong cách đầu tư của chúng tôi: Năm nay chúng tôi không mua, cũng không bán một cổ phần nào của 5 trong số 6 công ty lớn của chúng tôi.

Trường hợp ngoại lệ là Wells Fargo, một tổ chức ngân hàng với một đội ngũ quản lý tuyệt vời, tỷ lệ lợi nhuận cao nhờ đó chúng tôi đã tăng tỷ lệ sở hữu của mình lên mức gần 10% - tỷ lệ cao nhất tôi có thể sở hữu mà không cần sự phê duyệt từ Hội đồng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Có khoảng 1/6 cổ phần của chúng tôi được mua vào năm 1989, phần còn lại được mua vào năm 1990.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: BRK-B.com.

Kinh doanh ngân hàng không phải là hoạt động yêu thích của chúng tôi. Khi tài sản bằng 20 lần vốn chủ sở hữu, một tỷ lệ phổ biến trong ngành này, những sai lầm chỉ liên quan đến một phần nhỏ của tài sản có thể phá hủy phần lớn vốn chủ sở hữu. Và những sai lầm đã trở thành quy luật chứ không chỉ là một ngoại lệ ở các ngân hàng lớn.

Hầu hết sai lầm đến từ việc quản lý thất bại mà chúng tôi mô tả năm ngoái khi thảo luận về “cưỡng chế tổ chức”: Xu hướng các nhà quản lý bắt chước hành vi từ các doanh nghiệp khác, dù hành động đó ngu ngốc thế nào đi nữa. Trong cơ chế cho vay, nhiều chủ ngân hàng đã chơi trò “đi theo ngân hàng dẫn đầu” với sự háo hức chạy theo bầy đàn; bây giờ họ đang phải gặp số phận chung của bầy đàn.

Bởi vì tỷ lệ đòn bẩy 20:1 làm khuếch đại ảnh hưởng của điểm mạnh và điểm yếu về quản lý, nên chúng tôi đã không quan tâm đến việc mua cổ phiếu của một ngân hàng được quản lý kém với một mức “giá rẻ”. Thay vào đó, sự quan tâm của chúng tôi tập trung vào việc mua các ngân hàng được quản lý tốt với giá hợp lý.

Với Wells Fargo, chúng tôi nghĩ họ có những nhà quản lý tốt nhất trong ngành, Carl Reichardt và Paul Hazen. Theo nhiều khía cạnh, sự kết hợp của Carl và Paul khiến tôi liên tưởng đến một cặp đôi khác, Tom Murphy và Dan Burke ở Capital Cities/ABC. Đầu tiên, mỗi cặp đều mạnh hơn tổng hai người cộng lại vì mỗi người đều hiểu, tin tưởng và ngưỡng mộ người kia.

Thứ hai, cả hai đội quản lý đều trả xứng đáng cho nhân viên và ghét tình trạng có số lượng nhân viên nhiều hơn cần thiết. Thứ ba, cả hai đều giảm chi phí rất gắt gao khi lợi nhuận đạt mức kỷ lục cũng như khi họ đang chịu áp lực. Cuối cùng, cả hai đều tập trung vào những gì họ hiểu và để cho khả năng chứ không phải cái tôi của họ quyết định những gì họ cố gắng làm. (Thomas J. Watson Sr. của IBM cũng tuân theo nguyên tắc tương tự: “Tôi không phải thiên tài,” ông đã nói. “Tôi thông minh trong những vấn đề nhất định - nhưng tôi luôn hoạt động quanh những vấn đề đó.”)

Việc mua lại Wells Fargo của chúng tôi trong năm 1990 đã gặp thuận lợi nhờ một thị trường các cổ phiếu ngân hàng hỗn loạn. Tình trạng hỗn loạn là hợp lý: Hàng tháng, sự ngu ngốc trong quyết định cho vay của các ngân hàng từng được đánh giá cao được đưa ra trước công chúng.

Khi một thiệt hại lớn tiếp nối những thiệt hại lớn khác được công bố, thường là ngay sau những lời đảm bảo của ban quản lý rằng mọi chuyện đều ổn, các nhà đầu tư kết luận một cách dễ dàng rằng các con số của các ngân hàng không còn đáng tin tưởng nữa. Được tạo điều kiện bởi việc từ bỏ cổ phiếu của những nhà đầu tư này, chúng tôi đã mua 10% cổ phần tại Wells Fargo với giá 290 triệu đô-la, thấp hơn 5 lần so với thu nhập sau thuế, và thấp hơn 3 lần lợi nhuận trước thuế.

Lawrence A.Cunningham/Alpha Books – NXB Lao Động

Bình luận