【7m livescore vn】TPHCM triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp với dịch tả lợn châu Phi
Sẽ khởi tố hình sự một số lò mổ lậu làm lây lan Dịch tả lợn châu Phi | |
Dịch tả lợn áp sát,ểnkhaicácbiệnphápứngphókhẩncấpvớidịchtảlợnchâ7m livescore vn TPHCM đảm bảo nguồn thịt lợn sạch | |
UBND các cấp phải chịu trách nhiệm chống Dịch tả lợn châu Phi |
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Phước Trung chỉ đạo các đơn vị phải lường trước mọi khả năng có thể xảy ra. Ảnh: N.H |
Theo thông tin cập nhật, hiện đã có 46 tỉnh, thành phố xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi. Theo đó, hai tỉnh phát sinh dịch mới nhất là Đắk Lắk và Cà Mau.
Hiện TPHCM có 3.917 hộ chăn nuôi lợn với tổng đàn lợn 274.154 con. Trong đó có 274 hộ nuôi lợn bằng thức ăn thừa tại các nhà hàng quán ăn, có nguy cơ cao đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Thành phố có 11 cơ sở giết mổ lợn với số lượng giết mổ bình quân hàng đêm là 6.500 – 7.000 con. Có khoảng 12 tỉnh cung cấp nguồn lợn vào thành phố giết mổ, trong đó có một số tỉnh có nguồn cung lợn cho thành phố có xuất hiện dịch tả lợn châu Phi như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.
Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM đánh giá, dịch tả lợn châu Phi vẫn đang diễn biến rất nghiêm trọng, chưa có dấu hiệu được kiểm soát một cách triệt để. Trong thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục có chiều hướng lây lan nhanh, phạm vi rộng trên cả nước, vì vậy việc phòng chống và tổ chức khống chế dịch tả lợn châu Phi là công việc cấp bách và rất quan trọng đối với TPHCM.
“Cần cố gắng lường trước mọi khả năng có thể xảy ra. Trong trường hợp phát hiện dịch, cần nhanh chóng xử lý dứt điểm, tuyệt đối không để rơi vào tình trạng mất kiểm soát như tại một số địa phương trong thời gian qua” – ông Trung nhấn mạnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM đã đề nghị các Sở, ngành, quận huyện tập trung triển khai kế hoạch ứng phó khẩn cấp. Theo đó, các ngành, các cấp liên quan chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị, nhân sự, kinh phí, địa điểm tiêu hủy; kịp thời triển khai các biện pháp xử lý khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn; rà soát cập nhật các hộ chăn nuôi lợn rừng, lợn lai trên địa bàn, kể cả của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, quân đội, công an nuôi để cải thiện đời sống.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý dứt điểm các trường hợp kinh doanh giết mổ lợn trái phép; phối hợp với Ban quản lý an toàn thực phẩm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y lấy mẫu giám sát chủ động bệnh dịch tả lợn châu Phi tại chợ kinh doanh truyền thống, chợ tự phát, đặc biệt là các nguồn thịt lợn từ các tỉnh đang xảy ra dịch bệnh, nguồn thịt lợn không rõ nguồn gốc.
Đại diện UBND huyện Củ Chi cho hay, để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan từ các tỉnh vào TPHCM, huyện đã triển khai 7 chốt kiểm dịch, bố trí lực lượng ngày đêm giám sát nguồn lợn và sản phẩm thịt lợn vận chuyển từ các tỉnh lân cận vào địa bàn. Đối với các tuyến kênh, rạch các xã cũng bố trí lực lượng kiểm tra nhằm đảm bảo nguồn lợn bệnh không thể xâm nhập vào thành phố.
Kết quả, trong ngày 30/5, lực lượng chức năng địa phương đã phát hiện, bắt giữ 159kg thịt lợn làm sẵn, được vận chuyển trái phép vào địa bàn. Đoàn liên ngành của huyện đã lập biên bản và tiêu hủy theo quy định.
Cùng với đó, huyện Củ Chi cũng đã chỉ đạo các xã triển khai “4 tại chỗ” gồm: Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ; đồng thời kiểm soát các cơ sở giết mổ, quy trình kiểm dịch và tiêu độc, khử trùng phương tiện vận chuyển gia súc tại các chốt kiểm dịch.
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cũng cho biết, hiện sở đã lên các phương án để sẵn sàng xử lý mọi tình huống có thể xảy ra. Theo đó, đã có phương án xử lý trong trường hợp xảy ra dịch có quy mô lên tới 1.000 con.
Hiện an toàn sinh học vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan dịch bệnh. Thực tế trong những tháng qua những trang trại làm tốt công tác an toàn sinh học vẫn chưa mắc phải dịch bệnh này.
Do đó, từ nhiều tháng qua, TPHCM đã triển khai hướng dẫn chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho các trang trại, hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ. Đặc biệt tập trung kiểm tra thực tế tại các hộ có nguy cơ cao dễ xảy ra dịch bệnh để hướng dẫn thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, cấp phát hóa chất khử trùng, vôi bột cho các hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn thừa, hướng dẫn kỹ các biện pháp xử lý; không sử dụng nguồn nước kênh rạch để nuôi lợn để giảm thiểu nguy cơ tồn tại và xâm nhập mầm bệnh trong môi trường…
(责任编辑:World Cup)
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·Cần đẩy nhanh tiến độ nâng cấp cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
- ·Doanh nghiệp của bố mẹ chồng Tăng Thanh Hà lỗ đầu tư tài chính
- ·TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường chống thất thu ngân sách nhà nước năm 2022
- ·Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”
- ·Cơ hội lớn cho công nghiệp hỗ trợ
- ·Khách dàn trận trước cổng từ mờ sáng, nhân viên cây xăng phát hoảng trấn an
- ·Đắt khách Nhật
- ·Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- ·PM urges New Year festival inspections
- ·Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- ·Hoàn thiện hệ thống thực thi quản lý trị giá hải quan đáp ứng yêu cầu hội nhập
- ·Cục Thuế Hưng Yên nỗ lực kéo giảm nợ thuế
- ·Đồng yen Nhật xuống thấp nhất 32 năm
- ·Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- ·Bộ Tài chính đề nghị các tỉnh phối hợp chống thất thu thuế chuyển nhượng bất động sản
- ·Cục Kiểm tra sau thông quan quán triệt các văn bản chỉ đạo về điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc
- ·Hải quan không xử phạt vi phạm hành chính với lý do tác động từ dịch Covid
- ·Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- ·Doanh nghiệp dệt may “khát” lao động