【lich bóng đá ngoai hang anh】Áp lực giảm, vẫn cần thận trọng lạm phát cuối năm
Thị trường nội địa trong nửa cuối năm sẽ tiếp tục diễn biến tích cực khi đà phục hồi tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì. Ảnh tư liệu |
Sức mua tiêu dùng trong nước vẫn yếu
Theo nhận định của ông Nguyễn Quốc Lân - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương, thị trường nội địa Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 có nhiều diễn biến tích cực cùng với đà tăng trưởng trưởng nhanh hơn của nền kinh tế. Lạm phát cơ bản được kiểm soát dưới mức mục tiêu đề ra trong bối cảnh lạm phát trên toàn cầu tuy có hạ nhiệt nhưng vẫn cao hơn mức bình thường. Đây là một thành công trong điều hành của Chính phủ nửa đầu năm.
CPI tháng 7,8 sẽ hạ nhiệt?Theo dự báo, nguồn cung nhiều mặt hàng trong nước, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm dồi dào và nền CPI từ tháng 7/2023 đến tháng 9/2023 đã tăng khá mạnh (CPI tháng 7/2023 tăng 0,45%, tháng 8/2023 tăng 0,88% và tháng 9/2023 tăng 1,08% so với tháng trước). Do đó, dự báo bình quân CPI cả năm 2024 có thể sẽ chỉ tăng khoảng 3,6 - 3,8% so với cùng kỳ năm 2023. |
Nếu “soi” kỹ hơn vào các số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng qua tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 11,3% của cùng kỳ năm 2023, nếu loại trừ yếu tố giá, thì tăng 5,7% (cùng kỳ năm 2023 tăng 8,8%). Trong đó, đóng góp chủ yếu là nhờ doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và lữ hành tăng cao khi thu hút khách quốc tế tăng mạnh, tăng lần lượt 15,2% và 37,1%. Trong khi đó, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa nhìn chung vẫn còn tăng thấp, 6 tháng đầu năm chỉ tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, thị trường nội địa trong nửa cuối năm sẽ tiếp tục diễn biến tích cực khi đà phục hồi tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì, các nền tảng kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Đối với tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong nước, dù tăng trưởng kinh tế có thể sẽ cao hơn nhưng nhìn chung vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt sức mua tiêu dùng trong nước vẫn yếu khi các kênh tạo thu nhập vẫn còn khó khăn. Ngoài ra, tăng trưởng chậm lại từ doanh thu lĩnh vực du lịch cũng sẽ khiến tốc độ tăng tổng mức lưu chuyển bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nửa cuối năm sẽ khó tăng thêm nhiều.
Đối với lạm phát và giá cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, khác với một số ý kiến lo ngại, ông Nguyễn Quốc Lân dự báo sức ép lạm phát trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm bớt và tốc độ tăng CPI trong nửa cuối năm so với cùng kỳ năm 2023 sẽ giảm dần nhờ giá hàng hóa trên thị trường thế giới khá ổn định. Nguồn cung nhiều mặt hàng trong nước, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm dồi dào và nền CPI từ tháng 7/2023 đến tháng 9/2023 đã tăng khá mạnh (CPI tháng 7/2023 tăng 0,45%, tháng 8/2023 tăng 0,88% và tháng 9/2023 tăng 1,08% so với tháng trước). Do đó, dự báo bình quân CPI cả năm 2024 có thể sẽ chỉ tăng khoảng 3,6 - 3,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Dự báo giá hàng hóa thiết yếu không quá căng thẳng
Những yếu tố giúp kiểm soát CPI trong 6 tháng cuối năm 2024 được giới chuyên gia nhận định đó là giá hàng hóa trên thị trường thế giới được dự báo sẽ ổn định, nhất là ở các mặt hàng lương thực, nguyên, nhiên liệu nhờ nguồn cung gia tăng trong khi nhu cầu tiêu thụ yếu khi kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Đối với mặt hàng dầu thô, dự báo nguồn cung mặt hàng này sẽ tiếp tục dồi dào bất chấp các nước OPEC cắt giảm sản lượng dầu khai thác, xung đột tại Trung Đông và xung đột giữa Nga - Ukraina tiếp diễn khi mà nhiều nước sản xuất dầu trên thế giới tiếp tục gia tăng sản lượng dầu khai thác, nhất là các nước ngoài OPEC như Mỹ và Canada.
Mức dự báo giá dầu năm 2024 ở quanh mốc 80 USD/thùng (giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York) là mức giá hợp lý cho thị trường. Cùng với đó, nguồn cung hàng hóa sản xuất ở trong nước về cơ bản dồi dào, nhất là ở các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Giá lương thực, thực phẩm của Việt Nam giữ khá ổn định trong những năm gần đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường trong nước trong bối cảnh giá cả thế giới leo thang.
Đối với mặt hàng thực phẩm, dự báo giá các sản phẩm thịt có thể sẽ cải thiện hơn so với mức giá thấp của năm 2023 nhưng về cơ bản sẽ không tăng quá cao nhờ nguồn cung dồi dào, sản lượng các sản phẩm thịt, nhất là thịt lợn và gia cầm vẫn liên tục tăng.
PGS. TS. Nguyễn Bá Minh - Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính dự báo, CPI bình quân năm 2024 so với năm 2023 nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức 4,2 - 4,5% dưới chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Nguyên nhân do tổng cầu yếu, khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu chưa rõ ràng làm giảm áp lực lạm phát.
Theo các chuyên gia, không quá lo ngại khi lạm phát những tháng gần đây tăng. Lạm phát so với cùng kỳ tại Việt Nam sẽ có xu hướng giảm dần sau khi đạt đỉnh vào tháng 5/2024. Áp lực lạm phát trong năm 2024 có thể đến từ việc Nhà nước điều chỉnh lương cơ bản, tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục, giá điện theo lộ trình. Mặc dù vậy, nếu việc điều chỉnh giá được thực hiện trong nửa cuối năm 2024 với mức điều chỉnh không quá lớn, mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5% Quốc hội đề ra là không quá khó.
Giám sát chặt cung tiền, tỷ giá, giữ lạm phát cuối nămTrên thực tế, cùng với việc nhiều quốc gia đã thực hiện giảm lãi suất và các biện pháp để kìm giữ lạm phát nên sự phục hồi và phát triển kinh tế bị chậm lại, nhu cầu của nền kinh tế thế giới sẽ sụt giảm, hoạt động thương mại quốc tế chưa phục hồi mạnh mẽ. Theo TS. Đinh Trọng Thịnh, giá của nhiều mặt hàng nguyên nhiên, vật liệu đầu vào cho sản xuất có thể giảm xuống khi nền kinh tế tiếp tục hồi phục chậm chạp và nhu cầu toàn cầu chưa cao. Giá dầu có thể ổn định hoặc giảm nhẹ phản ánh lo ngại về nhu cầu toàn cầu chậm lại và căng thẳng thị trường tài chính. Nhiều kim loại, nguyên vật liệu sẽ ổn định hoặc có mức tăng thấp. Giá giảm phản ánh sự phục hồi của nguồn cung sau gián đoạn sản xuất vào năm 2023, cũng như nhu cầu hàng hóa toàn cầu giảm. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục theo dõi sát tình hình biến động của nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính - tiền tệ, chủ động, thực hiện điều hành linh hoạt lãi suất, công cụ thị trường mở, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, từng bước ổn định và nâng cao giá trị đồng Việt Nam. Từ đó, góp phần kìm giữ lạm phát cơ bản để làm cơ sở cho việc kìm giữ chỉ số giá tiêu dùng bình quân. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc cung tiền, mở rộng tín dụng và điều hành linh hoạt lãi suất, tỷ giá để giảm sức ép lạm phát trong các tháng cuối năm. Từ nay đến cuối năm, giới chuyên gia dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng tích cực nhờ nhu cầu hàng hóa tăng trở lại, áp lực lạm phát giảm dần, giá trung bình của hàng hóa giảm nhờ nguồn cung được cải thiện. Các tổ chức quốc tế đưa ra những dự báo lạc quan hơn về kinh tế thế giới năm 2024, điều chỉnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu với mức tăng từ 0,1 đến 0,3 % so với các dự báo đưa ra trong tháng 1/2024. Đây là yếu tố phải tính đến trong điều hành kinh tế vĩ mô. Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, Bộ Tài chính cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, tính toán cẩn trọng mức độ, thời hạn, hình thức, phương thức huy động vay nợ công để vừa đảm bảo kích thích nền kinh tế hồi phục và phát triển nhanh chóng, vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo khả năng trả nợ vay và sự ổn định, phát triển trong dài hạn của nền kinh tế./. |
(责任编辑:Cúp C2)
- SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
- Xe biển xanh của Sở LĐ
- Trạm bơm nghìn tỷ hoạt động cầm chừng gần 4 năm chờ kênh dẫn nước
- Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 14/12/2015
- Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- Đã khống chế đối tượng xông vào ngân hàng cố thủ, tự đâm vào bụng
- Đã tìm thấy 5 thi thể học sinh mất tích ở bãi sông Hồng
- Ô tô tải bốc cháy trên cao tốc Nội Bài
- Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- CSGT chỉ cách tránh tai nạn chết người giữa xe máy với ô tô lớn
- Phó Chủ tịch Lê Thanh Liêm tạm điều hành UBND TP HCM
- Tìm kiếm 2 học sinh nghi bị đuối nước ở Nghệ An
- Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- TPHCM rà soát, thay thế dần 17 cầu sắt trên 50 năm tuổi xuống cấp
- Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- Phó chủ tịch quận 12 làm Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM
- Nữ tài xế phân trần lý do quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân
- Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 22/12/2015
- Tạm giữ 17 con bạc
- Cao tốc Hòa Liên