Giá xăng dầu bước đầu có sự cạnh tranh | |
Thứ trưởng Bộ Công Thương: “Cá nhân tôi không muốn có Quỹ Bình ổn giá xăng dầu” | |
“Không vì một vài tháng âm Quỹ Bình ổn giá xăng dầu mà DN kêu ầm ĩ”! | |
Chi đậm Quỹ Bình ổn,ẫncầnthiếtduytrìQuỹBìnhổngiáxăngdầsoi kèo bóng đá hạng nhất anh giá xăng dầu đứng yên |
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là công cụ để Nhà nước điều tiết giá bán xăng dầu trong nước nhằm hài hoà lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước . Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Biện pháp kinh tế hữu hiệu
Trong phiên thảo luận mới đây tại hội trường Quốc hội về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giải trình kỹ lưỡng nhiều vấn đề liên quan tới kiềm chế lạm phát trong năm nay, trong đó có nhắc tới công tác điều hành xăng dầu.
Phó Thủ tướng nêu rõ: Năm 2019, Ban Chỉ đạo điều hành giá trên cơ sở 5 kịch bản tính toán đưa ra đã lựa chọn kịch bản điều hành kiểm soát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 3,3-3,9% và tiếp tục kiên trì mục tiêu này trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu trên, dự kiến, Chính phủ sẽ thực hiện một số giải pháp chủ yếu, trong đó có biện pháp chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường và giá để có giải pháp bình ổn, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu như giá điện, xăng dầu... "Thời gian tới, tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới và có sử dụng công cụ bình ổn giá như Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để đảm bảo công tác bình ổn kinh tế vĩ mô", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Trước đó, điểm nổi cộm trong thời gian gần đây là kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu được Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) gửi tới Chính phủ. Theo văn bản của VINPA: Việc trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu 300 đồng/lít theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đang khiến người tiêu dùng chịu thiệt hơn là lợi khi về bản chất, người dân đang phải ứng trước cho quỹ. Việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu mang đậm tính can thiệp hành chính nên làm méo mó giá cả thị trường xăng dầu.
Trên thực tế, trước khi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định tiếp tục sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để đảm bảo công tác bình ổn kinh tế vĩ mô như trên, việc giữ hay bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu không ít lần được chính lãnh đạo Bộ Công Thương nhắc đến. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Thị trường xăng dầu vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo đúng bản chất thị trường, còn có sự điều hành của Nhà nước nên việc bỏ quỹ ở thời điểm hiện tại là chưa phù hợp. “Nguyên tắc của quỹ là lúc dư thì đóng vào, lúc khó thì lấy ra dùng. Sau mười mấy năm điều hành giá xăng dầu, chúng tôi thấy đây là biện pháp kinh tế hữu hiệu. Đây không phải là can thiệp hành chính. Thực tế, xét về mặt cá nhân, tôi không muốn có Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và mong bỏ đi càng sớm càng tốt để “cong ăn cong, thẳng ăn thẳng”. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay vẫn cần quỹ, cần vai trò quản lý của Nhà nước”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long góp thêm ý kiến: Trong bối cảnh giá xăng đang được Nhà nước định giá cơ sở, không thể không có Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Nhà nước quản lý giá phải có công cụ trong tay, khi giá thế giới tăng cao, phải dựa vào Quỹ để xả bình ổn giá xăng.
Cần linh hoạt sử dụng quỹ
Liên quan tới điều hành xăng dầu, tại báo cáo 229/BC-CP Chính phủ gửi Quốc hội ngày 21/5, về tình hình điều hành giá điện, xăng dầu, Bộ Công Thương thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo một số nội dung có liên quan. Trong đó nêu rõ: "Xăng dầu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Luật Giá số 11/2012/QH13. Do vậy, về nguyên tắc, giá bán xăng dầu trong nước phải được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là công cụ để Nhà nước điều tiết giá bán xăng dầu trong nước nhằm hài hoà lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước. Vì vậy, nếu bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu thì Nhà nước sẽ không còn công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát cũng như bảo vệ lợi ích người tiêu dùng".
Trên thực tế, dễ thấy, ngay trong kỳ điều hành giá xăng dầu mới nhất ngày 1/6 vừa qua, liên Bộ Công Thương - Tài chính cũng đã có sự thay đổi khá linh hoạt trong trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, với mức trích lập đối với xăng E5RON92 là 100 đồng/lít; tiếp tục giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng RON95 và các loại dầu như hiện hành với 300 đồng/lít. Theo liên Bộ, trong 15 ngày vừa qua, do ảnh hưởng của các vấn đề về chính trị và căng thẳng thương mại giữa các nước lớn trên thế giới, giá các mặt hàng thành phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới có sự biến động tăng, giảm đan xen. Để góp phần bình ổn giá cả các mặt hàng tiêu dùng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, căn cứ tình hình thực tế của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Liên Bộ tiếp tục chi Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5RON92 với mức chi thấp hơn mức chi kỳ trước để vừa có thể giảm giá xăng E5RON92 ở mức hợp lý nhất, vừa tăng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, đồng thời khuyến khích tiêu dùng xăng sinh học.
Xung quanh câu chuyện điều hành kinh doanh xăng dầu, PGS.TS. Phạm Thế Anh (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) bày tỏ quan điểm: "Đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, để tồn tại và phát huy hiệu quả vai trò của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, công tác dự báo thị trường cần phải được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu phải được sử dụng linh hoạt, không nên sử dụng quỹ này một cách vô tội vạ".
Để thực hiện tốt hơn việc quản lý, điều hành kinh doanh xăng dầu, báo cáo 229/BC-CP nêu rõ: Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi, nghiên cứu, đánh giá, xem xét sửa đổi các quy định về thuế, nghiên cứu quy định thuế bảo vệ môi trường cho riêng xăng sinh học E5, E10, phù hợp với mức phát thải ra môi trường. Bộ Công Thương chủ trì tiếp tục rà soát, nghiên cứu cắt giảm một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho DN tham gia vào hoạt động kinh doanh xăng dầu để thị trường xăng dầu cạnh tranh hơn và đảm bảo nguồn cung tốt hơn; phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP để ngày càng hoàn thiện hơn công tác quản lý, điều hành thị trường xăng dầu. |