游客发表
发帖时间:2025-01-10 00:29:46
Hiện nay,ỉnhvngNamSngHậuDuytrsảnxuấttrongmadịtỷ số america tình hình dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp ở nhiều nơi, tuy nhiên tại các tỉnh Nam sông Hậu cơ bản được kiểm soát khá tốt. Các ca lây nhiễm được phát hiện, cách ly và phong tỏa kịp thời nhằm hạn chế lây lan. Nhờ giữ được “vùng xanh” nên chính quyền cùng doanh nghiệp và người dân đang thực hiện mục tiêu kép là vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất.
Nhiều doanh nghiệp trong tỉnh luôn duy trì sản xuất, đảm bảo “3 tại chỗ”. Ảnh: H.THU
Quyết tâm bảo vệ “vùng xanh”
Cà Mau là địa phương có số ca mắc Covid-19 ở mức thấp tại khu vực Nam sông Hậu. Cụ thể, từ khi phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên vào ngày 5-7 (tại ấp Đầu Nai, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) thì đến nay toàn tỉnh chỉ có vài chục ca nhiễm. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt cho rằng: Thời gian qua tỉnh yêu cầu các địa phương và ngành chức năng thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch, nhờ đó đến nay Cà Mau cơ bản khống chế tình hình dịch bệnh, số ca mắc mới trong đợt dịch này không cao. Hiện tại, song song với nhiệm vụ ra sức bảo vệ các “vùng xanh” nhằm duy trì sản xuất bình thường, an toàn thì yêu cầu chính quyền phải tập trung kiểm soát tốt người ngoài tỉnh về địa phương; quản lý lái xe, tuyệt đối không được để xảy ra trường hợp các xe tải chở hàng hóa lợi dụng chở người ngoài tỉnh về địa phương. Đồng thời, quản lý chặt các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa chấp hành nghiêm công tác phòng dịch.
Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu cho hay, dù số ca mắc Covid không cao nhưng ngành chức năng ở Bạc Liêu đã rất chủ động chuẩn bị điều kiện cách ly tập trung khoảng 3.450 giường. Đồng thời yêu cầu các địa phương xây dựng thêm các khu cách ly tập trung, để toàn tỉnh có trên 6.000 giường và khi cần thiết mở rộng lên hơn 10.000 giường. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bạc Liêu nhận định, qua khoảng 10 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, về cơ bản ý thức chấp hành của người dân tương đối tốt. Tỉnh chỉ đạo các huyện, xã tiến hành lập nhiều chốt kiểm soát, tổ tuần tra lưu động nhằm nhắc nhở, xử phạt những trường hợp không chấp hành phòng chống dịch; hạn chế người dân ra đường. Đặc biệt là tăng cường bảo vệ các “vùng xanh” bằng việc kiểm soát nghiêm ngặt từ đi lại, lưu thông hàng hóa, sản xuất an toàn… nhằm phòng tránh dịch bệnh xâm nhập.
Là tỉnh có đường biên giới dài gần 100km tiếp giáp với Campuchia nên nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao. Do đó, An Giang chủ động thành lập hơn 200 chốt kiểm soát chặt khu vực biên giới ngăn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép, đề phòng dịch từ bên ngoài xâm nhập vào địa bàn. Song song đó, kích hoạt công tác phòng chống dịch ở mức cao nhất; đặc biệt quan tâm ở khu vực biên giới có nguy cơ cao, các đơn vị sản xuất đông người, các bệnh viện…
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết: Không phải đến đợt dịch này, mà thời gian qua An Giang làm liên tục và luôn xem phòng chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ hàng đầu. Tỉnh yêu cầu các ngành, các huyện phải chủ động mọi tình huống ứng phó nhanh, bởi chúng ta là vùng biên giới nên không được lơ là. Mới đây, tỉnh đề nghị các địa phương nâng mức cao hơn về biện pháp cấp bách phòng chống dịch. Đề nghị các ngành chức năng thay đổi hình thức lập chốt kiểm soát cố định, sang các chốt lưu động và xử phạt mức cao nhất đối với các trường hợp vi phạm. Thành lập các tổ xét nghiệm, tổ điều trị, tổ quản lý F1, F2; tổ mua sắm, tổ vận động, tổ truyền thông, tổ y tế cộng đồng, tổ phòng chống dịch cộng đồng… người nào việc ấy có phân công cụ thể, nhằm ứng phó tốt hơn nữa trong tình hình mới.
Duy trì mục tiêu kép
Nhờ giữ được “vùng xanh” nên tình hình sản xuất ở các tỉnh Nam sông Hậu được ổn định, bảo đảm nguồn cung hàng hóa. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, dù đang thực hiện giãn cách xã hội nhưng sản lượng tôm thu hoạch khoảng 600 tấn/ngày và được thu mua hết, bởi nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu vẫn duy trì hoạt động...
Ông Tô Tần Hoài, Phó Tổng giám đốc Công ty CP thủy sản Cà Mau, cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng phương án sản xuất theo phương châm “3 tại chỗ”, nhằm đảm bảo đơn hàng phục vụ xuất khẩu...”. Theo đó, công ty khai thác thêm mặt bằng để bố trí giãn cách “3 tại chỗ” trên 20% số lượng công nhân, bố trí nơi ở cố định bên ngoài hơn 30% theo phương án “1 cung đường 2 điểm đến”. Người lao động được xét nghiệm và có kết quả âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ trước khi thực hiện tạm trú tại nơi ở tập trung; bố trí giãn cách công nhân theo bàn (mỗi bàn 4 người); theo nhóm (mỗi nhóm khoảng 50 người) nhóm nào cố định nhóm đó; phân luồng lối đi cho các nhóm sản xuất, tránh tiếp xúc gần giữa các nhóm…
Theo ông Hoài, một trong những khó khăn của sản xuất “3 tại chỗ” là tâm lý của công nhân. Vì vậy, lãnh đạo công ty và công đoàn tuyên truyền cho người lao động hiểu, chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp, tự nguyện đăng ký ở lại công ty sản xuất. Phía công ty chi trả 100% chi phí tiền ăn uống cho công nhân ở lại công ty… Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt chỉ đạo tất cả các cơ sở sản xuất phải hoàn thành phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến”. Về cơ bản phải đảm bảo an toàn thì mới sản xuất, bởi tình hình dịch vẫn khó lường.
Ông Nguyễn Tất Thành, Phó giám đốc Công ty Masan Hậu Giang, cho biết trở ngại của doanh nghiệp hiện nay là các chuyên gia không thể đến Masan Hậu Giang làm việc khiến kế hoạch sản xuất bị đình trệ. Để an toàn phòng dịch, công ty đã thực hiện 3 tại chỗ, chia ra các phân xưởng để giảm thiểu rủi ro. Về lâu dài, Masan Hậu Giang làm tờ trình, đính kèm tên, danh sách chuyên gia đến từ tỉnh Nghệ An, Hà Nam và các kỹ sư đến từ Thành phố Hồ Chí Minh để các chuyên gia sớm đến làm việc, cung ứng hàng ra cho bà con miền Tây.
Ở khía cạnh khác, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết qua rà soát thì đầu ra loại nông sản trên địa bàn tương đối ổn định. Tuy nhiên, cũng có cái khó hiện nay là thương lái thu mua lúa trong tỉnh không nhiều, các địa phương đang liên hệ đầu mối ở các tỉnh để tiêu thụ lúa Hè thu cho nông dân. Cái khó nữa là số lượng thủy sản còn tồn đọng nhiều, trong đó nhiều nhất là cá thát lát. Qua thống kê, trong thời gian tới thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên, vì vậy khuyến cáo người dân nên ổn định, duy trì sản xuất. Sở NN&PTNT cũng đã kiến nghị UBND tỉnh Hậu Giang giao đầu mối thu mua nông sản cung ứng cho các cơ sở cách ly của tỉnh để giải quyết đầu ra nông sản cho nông dân. Ngành cũng chỉ đạo các phòng nông nghiệp khuyến cáo người dân nắm bắt tình hình giá cả thị trường để điều chỉnh sản xuất cho phù hợp. Phát triển các vùng trồng các loại rau màu, ưu tiên giống ngắn ngày, tận dụng diện tích đất vườn còn trống để sản xuất. Đồng thời, chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây rau màu phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn để không bị thiếu hàng hóa nông sản trong thời gian tới.
Tại Bạc Liêu, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp… phải xây dựng kế hoạch sản xuất an toàn, phương án phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đối với các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp phải quản lý chặt người lao động, có cam kết đảm bảo an toàn phòng chống dịch; kiểm tra thường xuyên và tự đánh giá tại cơ sở sản xuất kinh doanh…
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho hay, tỉnh đang dốc toàn lực phòng chống dịch với phương châm hạn chế tối đa phát sinh các ổ dịch mới; đồng thời xây dựng phương án bảo vệ “vùng xanh” nhằm duy trì sản xuất, xuất khẩu. Mới đây, UBND tỉnh An Giang đã thành lập Tổ phản ứng nhanh, cùng bộ phận giúp việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch Covid-19 để tháo gỡ kịp thời cho địa phương, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản, đảm bảo đầu ra cho nông dân. Bên cạnh đó, An Giang cũng sẵn sàng chi viện cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh về nông sản các loại, trong đó đã hỗ trợ hàng chục tấn rau củ quả, gạo, trứng… “Đây là việc làm cần thiết lúc này nhằm chia sẻ khó khăn với bà con Thành phố Hồ Chí Minh; riêng lĩnh vực y tế thì An Giang cũng như các tỉnh Nam sông Hậu còn khó khăn nên chưa thể chi viện được”, ông Bình bộc bạch.
H.TÂN - H.THU
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接