Các đại biểu Quốc hội lo ngại vì dự án lớn với kinh phí đền bù hơn 23.000 tỷ đồng và hơn 15.500 người bị tác động,ânbayLongThànhCầncôngkhaiminhbạchđềnbùchodânhan dinh newcastle nếu không được thực hiện công khai minh bạch sẽ nảy sinh phức tạp, gây lãng phí. Do vậy, các đại biểu cho rằng Chính phủ và Quốc hội phải có sự giám sát công khai minh bạch, đảm bảo quyền lợi cho người dân vùng dự án.
Theo tờ trình, nguồn vốn và cơ cấu vốn theo đề xuất của Chính phủ là ngân sách trung ương gần 22.000 tỉ đồng, chiếm 95% tổng mức đầu tư. Trung ương cũng ứng hơn 1.100 tỉ đồng (chiếm 5%) còn lại, UBND tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm hoàn trả ngân sách theo quy định.
Tại họp tổ của Đoàn Đại biểu (ĐB) QH Cần Thơ, Bình Thuận và Quảng Ninh, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính băn khoăn về nguồn vốn 23.000 tỉ đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư GPMB thì nguồn vốn hiện nay mới dành 5.000 tỉ đồng, còn lại thiếu 18.000 tỉ đồng mà chưa thấy Bộ GTVT nêu rõ từ nguồn nào? Ông Chính nhấn mạnh: "Tiết kiệm là một giải pháp hữu hiệu và rất khả thi. Chi thường xuyên chiếm 65% tổng chi ngân sách nhà nước và dự kiến chi thường xuyên năm 2017 là gần 1 triệu tỉ đồng, nếu tiết kiệm chi chỉ 1% thì đã có gần 10.000 tỉ đồng".
Ông Chính phân tích chi thường xuyên chủ yếu tập trung vào chi lương và các khoản phụ cấp chiếm 62,8%, còn lại là chi hành chính. Ông Chính dẫn dư địa tiết kiệm trong chi thường xuyên còn được "hỗ trợ" bởi Nghị quyết Trung ương 6 và Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, từ nay đến năm 2021 tinh giản 10% biên chế, trong tổng số 4 triệu người ăn lương hiện nay. Ví dụ tính khả thi đề xuất khi TP Hà Nội trong 2 năm qua giảm chi tới 4.000 - 5.000 tỉ đồng. "Tôi đề nghị Chủ tịch QH cho nghiên cứu để trình QH quyết việc tiết kiệm và Chính phủ tiến hành thực hiện. Tiết kiệm 2 năm, mỗi năm chỉ cần 1% thì được 20.000 tỉ đồng, chứ không thấy có khoản nào để tính GPMB sân bay Long Thành. Làm dần tiết kiệm 5 năm thì được tới 50.000 tỉ đồng" - ông Chính nói.