Đảo Lý Sơn hay còn gọi là Cù Lao Ré được biết đến là một huyện đảo nghèo thuộc tỉnh Quảng Ngãi,ênHảiquanvớinghĩatìnhbiểnđảkết quả trận đấu sevilla với diện tích khoảng 9,97 km2 và hai đảo chính là đảo Lớn và đảo Bé, nhưng dân số lại lên đến hơn 20.000 người. Với hai nghề chính là đánh bắt hải sản và trồng tỏi, thu nhập trung bình của người dân Lý Sơn 5,5 đến 6 triệu đồng/người/năm, nên Lý Sơn chủ yếu là các hộ nghèo, làm lụng quanh năm không đủ ăn... |
Do thời tiết sau bão vẫn chưa ổn định, buổi sáng ở TP. Quảng Ngãi trời vẫn còn trong xanh, nắng ráo, chiều mây đen kéo đến, mưa xối xả. Đoàn chúng tôi hết sức băn khoăn, thời tiết như vậy sóng to, biển động liệu có ra thăm đảo được không? May mắn thay tiết trời chiều lòng người. Sáng sớm hôm lên đường, thời tiết tại Quảng Ngãi khá đẹp, bầu trời trong xanh, nắng vàng nhưng không gay gắt.
Từ TP. Quảng Ngãi, sau gần 1 giờ đồng hồ đi xe ô tô men theo Quốc lộ 24B, chúng tôi đến cảng Sa Kỳ. Dọc hai bên đường, cảnh tượng in sâu trong tâm trí chúng tôi là hình ảnh những bức tường còn chưa ráo nước, những cánh đồng lúa vẫn còn ngập sâu dưới bùn nước và những con đê méo mó, ngả nghiêng... do vết tích của trận lụt lịch sử mới đây. Đến cảng Sa Kỳ, để ra thăm đảo Lý Sơn, chúng tôi phải thay đổi phương tiện ô tô chuyển sang tàu cao tốc đi biển. Do chưa một lần được ra đảo và đi tàu biển ra khơi, nên anh chị em trong đoàn chúng tôi háo hức với chuyến đi. Đi được chừng 10 phút, mặc dù thời tiết biển khá đẹp nhưng do ảnh hưởng của cơn mưa đêm trước nên sóng biển khá to, từng con sóng nhấp nhô nuối đuôi nhau đập vào thành tàu khiến con tàu chao đảo, lắc lư mạnh giữa biển khơi, ai nấy đều nôn nao, mặt tái dần rồi chuyển sang xanh mét. Sau gần 2 giờ lênh đênh trên biển, huyện đảo Lý Sơn dần hiện ra với bãi biển trong xanh, bãi cát trắng trải dài, những ngôi nhà lá đơn sơ, nhỏ bé nép mình ven biển và cả những bãi đá nhấp nhô vùi mình dưới những lớp sóng bạc đầu tạo nên khung cảnh hùng vĩ, làm say lòng người.
Đến thăm Lý Sơn, chúng tôi bắt gặp hình ảnh của những người mẹ, người chị cặm cụi bên những gánh tỏi tươi mất mùa phải mang bán sớm hay hình ảnh lam lũ vất vả của “cánh” đàn ông đi biển đánh bắt hải sản, vất vả nhưng vẫn cười tươi khi gặp du khách đến thăm đảo. Nơi đây, dường như chưa từng bị ảnh hưởng của những cơn bão lũ vừa đi qua, người Lý Sơn dường như đã quen với sự “nổi giận” của thiên nhiên. Sau mỗi lần biển động, bão tố càn quét, người Lý Sơn lại “gượng dậy” tiếp tục tăng gia, sản xuất, khôi phục lại cuộc sống thường ngày.
Đài tưởng niệm Hải đội Hoàng Sa |
Trong dịp này, Đoàn Thanh niên cơ quan Tổng cục Hải quan đã có dịp được đến thăm những di tích của đảo như đình làng An Hải, nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa Bắc Hải, giếng Vua, cổng Tò vò, chùa Đục, núi Thới Lới. Được nghe kể về câu chuyện lịch sử các anh hùng dân binh của Hải đội Hoàng Sa thời nhà Nguyễn đã dũng cảm chèo thuyền vượt sóng ra quần đảo Hoàng Sa để thực thi nhiệm vụ cắm mốc chủ quyền và bảo vệ biển đảo của quê hương... Đặc biệt, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia.
Rời nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa Bắc Hải, đoàn chúng đã có dịp đến thăm, giao lưu và tặng quà cho các em học sinh nghèo từ cấp mầm non đến cấp trung học tại đảo bé An Bình. Tiếp chúng tôi, thầy Trần Thanh Dũng-Hiệu trưởng trường Tiểu học An Bình đã cảm ơn tình cảm, sự đồng hành của Đoàn Thanh niên cơ quan Tổng cục Hải quan, Đoàn Thanh niên Cục Hải quan Quảng Ngãi đã quan tâm, chia sẻ với khó khăn của các em học sinh cũng như đời sống của người dân nghèo tại đảo Lý Sơn và đảo bé An Bình. Thầy Trần Thanh Dũng cho biết, xã An Bình hiện nay có 105 hộ dân với 512 nhân khẩu, trong đó có tới 59 hộ nghèo. Từ đảo lớn sang đảo bé, cách 4 hải lý (bằng 6 km đường bộ), chỉ có loại phương tiện duy nhất là tàu gỗ hoặc thuyền thúng. Giao thông ở đây gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa lũ, biển động, đảo bé bị cô lập hoàn toàn với đảo lớn. Những lúc biển động, người dân An Bình lại phải nghe ngóng để tích trữ lương thực, lúa gạo, mì tôm, đậu phụ... cho những ngày dài không thể sang được đảo lớn. Thầy Trần Thanh Dũng còn cho biết, từ đảo Lý Sơn vào đất liền hiện nay đi lại đã thuận lợi hơn nhưng ở đảo vẫn còn có nhiều người từ nhỏ cho đến tận khi về già chưa một lần được đặt chân lên đất liền, quanh năm “bám” đảo. Nhiều hộ gia đình trên đảo vẫn còn mang nặng suy nghĩ “học chỉ để nhận mặt chữ chứ không giúp gia đình làm ra gạo lúa”, vì vậy công tác vận động các hộ dân cho con em đến trường trên đảo vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Tàu đánh cá của Ngư dân Lý Sơn |
Có đến nơi đây chúng tôi mới thấy hết được sự nỗ lực vượt khó của các em học sinh cùng với sự vất vả của các thầy cô giáo trong sự nghiệp “trồng người”. Để mang “cái chữ” đến với đảo nhỏ An Bình, hàng ngày các thầy cô phải vượt biển từ đảo lớn sang đảo bé. Có những khi mưa bão hoặc ngày biển động, không có phương tiện đi về đảo lớn, các thầy cô phải ở lại đảo bé trong nhiều ngày liên tiếp, thiếu lương thực, thực phẩm. Thời tiết xấu nên điện lưới thường xuyên bị cắt, đời sống của thầy cô cũng như nhân dân trên đảo gặp rất nhiều khó khăn. Tuy thiếu thốn mọi mặt về cơ sở vật chất, về điều kiện sinh hoạt là vậy song thầy và trò An Bình, cùng với nhân dân huyện đảo Lý Sơn vẫn đang nỗ lực từng ngày vượt qua khó khăn, với niềm hy vọng sẽ đào tạo nên lớp trẻ có tâm huyết, có kiến thức xây dựng quê hương Lý Sơn ngày càng phát triển hơn.
Những nụ cười trong trẻo, những ánh mắt lấp lánh dường như đã khẳng định niềm tin đó của chúng tôi.
Đoàn Thanh niên cơ quan Tổng cục Hải quan đã trao 80 suất quà bằng tiền mặt, trị giá 500.000 đồng/suất quà cho các em học sinh nghèo từ bậc mầm non cho đến THCS tại xã An Bình. Trao tặng 3 triệu đồng cho gia đình anh Bùi Văn Huệ, là một trong những hộ đặc biệt nghèo của xã An Bình. Ngoài ra Đoàn Thanh niên Tổng cục Hải quan đã trao tặng trường Tiểu học An Bình 1 chiếc đàn Organ trị giá 10 triệu đồng, phục vụ thiết thực cho công tác dạy và học tập của nhà trường. Cũng nhân dịp này, đại diện Hội Cựu chiến binh Hải quan Quảng Ngãi cũng trao bộ loa đài cho cho UBND xã An Bình, với mong muốn góp một phần nhỏ cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân. |
Thịnh Hưng