【handicap trong fifa là gì】Trái phiếu chính phủ: Lãi suất huy động có thể sẽ tăng lên
Duy trì mặt bằng lãi suất thấp
Dịch Covid-19 tác động mạnh tới nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế,áiphiếuchínhphủLãisuấthuyđộngcóthểsẽtănglêhandicap trong fifa là gì tuy nhiên, thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) vẫn được xem là một điểm sáng của Việt Nam. Trao đổi với phóng viên TBTCVN, bà Hoàng Minh Huyền - chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, thị trường TPCP Việt Nam có diễn biến tương đối khởi sắc trong năm 2020. Cụ thể, chỉ tính tới hết tháng 10/2020, lượng TPCP huy động thành công của Kho bạc Nhà nước đã tăng 48% so với cùng kỳ và bằng 122% tổng giá trị trái phiếu đã phát hành trong cả năm 2019. Trong đó, giá trị trúng thầu TPCP riêng trong quý III đã chiếm tới hơn một nửa tổng khối lượng phát hành trong 10 tháng đầu năm. “Đây cũng là xu hướng chung trong các năm gần đây khi lượng TPCP phát hành thành công thường gia tăng mạnh từ thời điểm giữa đến cuối năm” – bà Hoàng Minh Huyền nói.
Cũng theo chuyên gia của BVSC, tính tới hết tháng 10/2020, tổng lượng TPCP đã phát hành thành công đạt vượt 100% kế hoạch phát hành của năm 2020. Tuy nhiên, vào giữa tháng 11, Kho bạc Nhà nước đã ra thông báo điều chỉnh kế hoạch phát hành trái phiếu năm và kế hoạch đấu thầu TPCP quý IV/2020. Theo đó, tổng lượng phát hành trái phiếu năm 2020 được nâng từ 260.000 tỷ đồng lên 300.000 tỷ đồng và kế hoạch đấu thầu TPCP riêng trong quý IV/2020 là 71.300 tỷ đồng. Tính tới giữa tháng 11, tổng khối lượng TPCP phát hành đã đạt hơn 92,82% kế hoạch năm 2020 và 66% kế hoạch đấu thầu quý IV (kế hoạch đã điều chỉnh).
Lãi suất trúng thầu TPCP tại tất cả các kỳ hạn giảm xuống mức rất thấp tại thời điểm bùng phát dịch Covid-19 lần đầu tiên (hồi đầu tháng 4). Sau đó, trong khoảng thời gian từ giữa quý II đến nay, lãi suất có dấu hiệu hồi phục nhưng nhìn chung, mặt bằng vẫn ở mức thấp, dao động từ 1,22 – 3,24%/năm đối với các kỳ hạn.
Theo đánh giá của chuyên gia BVSC, lãi suất trúng thầu TPCP thấp là cùng chung với xu hướng lãi suất trên thị trường. Kể từ đầu năm 2020 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có 3 lần cắt giảm lãi suất điều hành với tổng mức cắt giảm từ 1 - 1,5% (tùy từng loại lãi suất). Thêm vào đó, tăng trưởng tín dụng tính tới ngày 26/10/2020 mới chỉ ở mức 6,15% (tương đối thấp so với mục tiêu quanh 10% cho cả năm 2020) khiến thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào, qua đó giúp mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường giảm mạnh (1,25 - 1,5%).
Lãi suất có tăng cũng không quá mạnh
Theo các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), với việc Quốc hội đồng ý điều chỉnh tăng bội chi ngân sách trung ương năm 2020 để đảm bảo dự toán chi đầu tư phát triển, nhiều khả năng Chính phủ sẽ phải tăng huy động vay bù đắp bội chi trong các tháng cuối năm. Điều này tạo thêm áp lực cho hoạt động phát hành và lãi suất TPCP có thể tăng trong các tháng cuối năm.
Còn theo bà Hoàng Minh Huyền, diễn biến lãi suất trúng thầu trong quý IV/2020, nhiều khả năng sẽ không tăng quá mạnh so với mặt bằng lãi suất đã thiết lập vào cuối quý III/2020. “Chính sách tiền tệ được dự báo sẽ vẫn duy trì trạng thái nới lỏng như hiện tại nhằm hỗ trợ thanh khoản và kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường. Nhu cầu vay nợ trong nước qua kênh TPCP nhằm bù đắp bội chi và chi tiêu đầu tư công vẫn sẽ được Chính phủ thực hiện trong năm 2021 nhưng áp lực từ nguồn cung này sẽ chưa quá lớn để gây rủi ro tăng mạnh đối với lãi suất trái phiếu” – bà Minh Huyền phân tích.
Theo tính toán của chuyên gia BVSC, lượng TPCP đáo hạn trong năm 2021 là trên 187 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,9% thu ngân sách nhà nước và 58% nợ trong nước trực tiếp của Chính phủ. Khi dịch Covid-19 vẫn còn tiếp diễn và vắc-xin phòng bệnh chưa thể phổ cập trên diện rộng ngay trong các tháng đầu năm 2021, Chính phủ sẽ phải tiếp tục duy trì các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế. Ngoài ra, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong giai đoạn 5 năm tới cũng rất lớn (kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 là 2,75 triệu tỷ đồng, tăng 37,5% so với giai đoạn 2016 - 2020). “Chúng tôi cho rằng, Kho bạc Nhà nước sẽ vẫn duy trì lượng phát hành TPCP lớn (khoảng 300.000 nghìn tỷ đồng) trong năm 2021 nhằm bù đắp bội chi ngân sách, tăng đầu tư công cũng như trả các khoản nợ đáo hạn” - bà Minh Huyền nhấn mạnh.
Duy Thái
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- Thêm trung tâm dữ liệu làm nền tảng cho đô thị thông minh Đà nẵng
- Cổ phần hóa Lọc hóa dầu Bình Sơn: Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa 49%
- Sắm tết trúng vàng tại VinMart và VinMart+
- Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng Trung tâm Giám sát và điều hành đô thị thông minh
- Dùng mã nguồn mở để xây dựng những sản phẩm công nghệ số Việt Nam
- Thẻ HDBank Visa thêm bước xác thực đảm bảo độ an toàn tuyệt đối
- Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- Chủ kênh YouTube Long Ngô bị phạt 7,5 triệu đồng
- TH True Milk: Sữa hỏng có thể do quá trình vận chuyển
- SHB nhận giải thường “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2017”
- Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- Công ty CP Địa ốc Alibaba có dấu hiệu vi phạm hình sự
- Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- Hệ thống dữ liệu quyết định tính thông minh của đô thị
- AI có thể là một nhân tố vô giá trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu
- SHB miễn phí dịch vụ thu hộ tiền điện, nước
- Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- Cổ phần hóa Công ty mẹ