【kết quả aff】Sao không truyền thông sớm?
Hà Nội: chỉ 6 trẻ phản ứng nhẹ sau ngày đầu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ dưới 18 tuổi | |
Bộ trưởng Bộ Y tế: Vắc xin Covid-19 tiêm cho trẻ em không gây ảnh hưởng đến sinh sản | |
Bộ Y tế: Có 2 loại vắc xin có thể tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna |
Ảnh minh họa. |
Sự gia hạn được lãnh đạo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế giải thích: Trước đây vắc xin Pfizer có hạn sử dụng 6 tháng vì nhà sản xuất chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu, chưa đủ thời gian. Đến nay, sau khi đủ thời gian nghiên cứu, nhà sản xuất đã kiểm chứng được vắc xin có thời hạn sử dụng đến 9 tháng trong điều kiện được bảo quản đúng tiêu chuẩn. Vị lãnh đạo ngành Y tế giải thích thêm, vắc xin Pfizer từ ngày 22/8 đã được Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) và ngày 10/9 Cơ quan quản lý dược châu Âu (EMA) thông qua và phê duyệt hạn sử dụng từ 6 tháng lên 9 tháng. Trên cơ sở đó, ngày 30/9, Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký lưu hành thuốc của Việt Nam đã chính thức thông qua kéo dài hạn sử dụng đối với vắc xin của Pfizer. Như vậy, đối với các lô vắc xin Pfizer nhập từ thời điểm 22-10, có hạn sử dụng 6 tháng sẽ được tự động được gia hạn thêm 3 tháng nữa, tức là hạn dùng mới sẽ là ngày 28/2/2022.
Như vậy, thông tin về gia hạn sử dụng vắc xin này có từ ngày 22/8 và cơ quan chức năng Việt Nam đã bàn thảo việc này để thông qua kéo dài hạn ngày 30/9 nhưng những nội dung này không được thông tin đến người dân suốt nhiều tháng qua.
Nhìn thẳng thực tế, việc người dân bất an khi biết thông tin gia hạn 2 lô vắc xin Pfizer vào ngày chót của hạn cũ là do Bộ Y tế chưa làm tốt công tác truyền thông đến người dân. Nếu như thông tin về việc FDA và EMA cũng như nhà sản xuất cho phép gia hạn thêm 3 tháng được truyền thông sớm thì người dân không bị bất ngờ, lo lắng, dẫn đến quyết định tạm dừng việc tiêm cho con em mình.
Thời gian qua, trải qua nhiều đợt bùng phát dịch căng thẳng, ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc phòng chống dịch, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nhưng ngành cần chú ý hơn về công tác truyền thông, bởi một sự việc như trên đã tạo ra tâm lý lo lắng, nghi ngờ không đáng có trong nhân dân. Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đã trải qua nhiều đau thương, mất mát mà trước mắt vẫn là cuộc chiến cam go nên công tác truyền thông về đại dịch cần được tăng cường để người dân có thông tin đầy đủ, chính xác tạo tâm lý yên tâm, đồng thuận trong nhân dân. Truyền thông hiệu quả cũng chính là một mũi tấn công mạnh mẽ để chiến thắng đại dịch.