【lịch thi đấu j league】Giữ khoảng cách với xe trước thế nào cho đúng khi lái xe?
时间:2025-01-26 00:23:03 出处:Cúp C1阅读(143)
Thời gian qua,ữkhoảngcáchvớixetrướcthếnàochođúngkhilálịch thi đấu j league rất nhiều vụ va chạm liên hoàn theo kiểu "dồn toa" xảy ra trên đường được ghi nhận mà nguyên nhân chính là do các phương tiện đã di chuyển với tốc độ cao nhưng khoảng cách lại quá gần nhau.
Các chuyên gia đào tạo lái xe cho rằng, giữ khoảng cách an toàn với xe trước là điều vô cùng quan trọng, bởi khi gặp những tình huống bất ngờ, bạn sẽ có đủ thời gian xử lý đạp phanh, dừng xe hoặc đánh lái tránh va chạm.
Ngoài những rủi ro liên quan đến va chạm giao thông, việc không giữ khoảng cách an toàn đúng quy định còn có thể bị cảnh sát giao thông xử phạt rất nặng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Cụ thể, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng khi người điều khiển ô tô không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.
Trường hợp người điều khiển ô tô không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc sẽ bị xử phạt 3-5 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng.
Vậy, giữ khoảng cách với xe trước như thế nào là an toàn?
Theo quy định, khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình. Ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
Ở những cung đường không có biển quy định khoảng cách an toàn, lái xe phải thực hiện giữ khoảng cách theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT. Cụ thể, trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với tốc độ của xe như sau:
- Vận tốc dưới 60 km/h:Người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông;
- Vận tốc 60 km/h:Khoảng cách an toàn tối thiểu là 35 m;
- Vận tốc trên 60 đến 80 km/h:Khoảng cách an toàn tối thiểu là 50 m;
- Vận tốc từ trên 80 đến 100 km/h:Khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m;
- Vận tốc từ trên 100 đến 120 km/h:Khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m.
Còn theo điều 12, Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT, khi điều kiện thời tiết xấu như trời mưa, sương mù, mặt đường trơn trượt, địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách trên.
Mẹo của "tài già" giúp xác định khoảng cách an toàn
Trên thực tế, lái xe rất khó xác định được khoảng cách chính xác với xe phía trước khi lưu thông trên đường, việc căn khoảng cách cũng chỉ mang tính tương đối, phần nhiều dựa trên kinh nghiệm.
Ở hành lang của một số tuyến đường cao tốc hiện nay có sẵn các tấm biển ghi số 0m, 50m, 100m hoặc 70m, 140m;… Đây chính "thước" là để giúp lái xe xác định khoảng cách giữa xe sau với xe trước, từ đó có sự điều chỉnh về khoảng an toàn cách cho phù hợp.
Ví dụ như cùng 1 thời điểm, xe sau đi ngang với vị trí biển "số 0", còn xe phía trước ngang với vị trí biển "100m" thì có nghĩa là 2 xe đang có khoảng cách xấp xỉ 100m.
Ngoài ra, mẹo được nhiều lái xe có kinh nghiệm ưa chuộng nhất để giữ khoảng cách an toàn, tránh va chạm khi đi đường trường đó là sử dụng quy tắc "3 giây".
Cách xác định rất đơn giản, đó là lái xe lấy một mốc bất kỳ trên đường như biển báo, cột điện, bụi cây,... Khoảng thời gian chênh lệch giữa xe trước và xe sau khi cùng đi qua cột mốc đó phải bằng hoặc lớn hơn 3 giây.
Đơn cử như một phương tiện đang di chuyển với tốc độ 60km/h, tức là mỗi giây đi được 16,67 m. Trong 3 giây, chiếc xe đó di chuyển được 50 m. Đây là khoảng cách đủ an toàn để tài xế kịp xử lý, phanh và tránh va chạm xảy ra.
Theo nghiên cứu, 3 giây chính là khoảng thời gian cần và đủ để người điều khiển phương tiện dừng xe an toàn sau khi đạp phanh, dù là phanh gấp. Khoảng cách an toàn được nhiều nước trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam.
Ngoài việc đảm bảo khoảng cách an toàn như trên, các chuyên gia cho rằng, cánh tài xế cần nâng cao sự tập trung, chú ý quan sát và phán đoán để phản xạ kịp thời với các tình huống bất ngờ trên đường. Nếu không tập trung và xử lý tốt tình huống thì dù có ở khoảng cách xa cũng vẫn là không đủ.
Hoàng Hiệp
Bạn có kinh nghiệm gì để giúp lái xe an toàn? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô Xe máy – Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Lái xe du xuân vào ban đêm cần chú ý những gì để chuyến đi an toàn?
Khởi hành đi du xuân vãn cảnh từ đêm hoặc lúc trời còn tờ mờ tối là một cách để tiết kiệm thời gian, nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm và kỹ năng lái xe trong điều kiện này.上一篇: Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
下一篇: Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
猜你喜欢
- ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- Giá dầu lao dốc, Trung Quốc vẫn miệt mài tích trữ
- Tổng thống Obama đem lại lợi ích kinh tế không ngờ cho Việt Nam
- Công ty Mỹ công khai hình ảnh bắn máy bay MH17
- Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- Nghe điện thoại khi lái xe, phạt gần 1 triệu đồng: CSGT nói gì?
- Phó CVP Bộ Y tế say rượu chửi xằng: Khả năng bị rối loạn tâm thần
- 30 tuyến phố bị cấm, hạn chế đi khi Tổng thống Obama đến
- Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi