【nhận định bóng đá ukraine】Làm thế nào tận dụng cơ hội FTA mang lại?
“Những năm qua, Việt Nam rất tích cực chủ động tham gia vào quá trình đàm phán với các đối tác kinh tế và đầu tư trên thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do, nhằm tận dụng những cơ hội để phát triển kinh tế nói riêng và nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế nói chung. Tuy nhiên, Việt Nam cũng còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là chưa tận dụng được hết những cơ hội mà FTA mang lại…”
Hội nhập càng nhanh, rộng thì áp lực càng lớn
Theo bà Trần Thị Hà, tiến trình hội nhập FTA càng nhanh, càng rộng thì áp lực cạnh tranh đối với sản xuất trong nước càng lớn, trong khi đó năng lực sản xuất trong nước chậm cải thiện, đặc biệt là ở các ngành công nghiệp hỗ trợ nên nhập siêu đã liên tục tăng lên (chủ yếu nhập các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất). Thực trạng này là do sự chuẩn bị trong nước về cơ bản là chưa đầy đủ, chưa có sự nỗ lực chung của cả cộng đồng để tận dụng cơ hội từ hội nhập. Do đó, cơ cấu kinh tế còn chậm chuyển dịch theo hướng hợp lý và hiệu quả.
Cũng theo bà Hà, FTA đã mang lại cho Việt Nam cơ hội thu hút các dòng vốn nước ngoài cho phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, thì chất lượng kiểm soát và điều tiết, quản lý các dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và ODA chưa cao, nên những vấn đề từ thu hút FDI (ô nhiễm môi trường, chuyển giá, thất thu thuế, tác động lan tỏa từ khu vực kinh tế nhà nước sang các khu vực khác kém…), hiệu quả sử dụng ODA, ổn định kinh tế vĩ mô… đều là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế...
Mặc dù hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cục diện thế giới, khu vực trong giai đoạn tiếp theo sẽ có nhiều chuyển biến nhanh và khó lường. Điều có thể nhận thấy rõ nét trong những năm gần đây là các nước đang đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững, dựa vào tiêu dùng nội địa nhiều hơn nhằm ứng phó với sự trì trệ của tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu. Sự chuyển biến bối cảnh kinh tế thế giới sẽ mở ra những cơ hội phát triển nhanh nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ, thách thức lớn đối với Việt Nam trong quá trình nhập kinh tế quốc tế.
Cải cách trong nước để tận dụng được cơ hội
Để khắc phục những hạn chế, vượt qua những thách thức, thực hiện thành công mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế đã đề ra, theo bà Trần Thị Hà, thời gian tới, cần tăng cường cải cách trong nước nhằm nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước, năng lực cạnh tranh quốc gia.
Nâng cao năng lực kiểm soát và điều tiết các dòng vốn nhằm đảm bảo an toàn kinh tế vĩ mô và nâng cao hiệu quả sử dụng của các dòng vốn. Xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin về sự luân chuyển của dòng vốn nước ngoài kịp thời, chính xác để đáp ứng yêu cầu công tác phân tích, dự báo và hoạch định chính sách.
Đồng thời, cần xây dựng khuôn khổ phối hợp chính sách vĩ mô và các chính sách thận trọng vĩ mô, chính sách quản lý vốn nhằm điều tiết và giảm thiểu sự biến động của các dòng vốn. Do các chính sách thận trọng vĩ mô chủ yếu tập trung vào giám sát và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra đối với (nhóm) định chế được giám sát, có tính đến tác động lan truyền rủi ro trong tương lai của đối tượng được giám sát tới các đối tượng khác trong hệ thống tài chính và trong nền kinh tế. “Vì vậy, phối hợp chính sách giám sát thận trọng vĩ mô với các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô khác (chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ,…) sẽ hỗ trợ quản lý tốt rủi ro hệ thống từ đó có những đối sách phù hợp để giảm thiểu khả năng xảy ra khủng hoảng”, bà Hà nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo bà Hà, cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời với đó, các doanh nghiệp cần chủ động, tích cực tìm hiểu thông tin các cam kết về hội nhập, tập trung tìm hiểu và nắm chắc những thông tin về lộ trình cắt giảm thuế liên quan đến các mặt hàng kinh doanh của mình để có chiến lược điều chỉnh sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh phù hợp nhằm tận dụng tối đa các cơ hội.
“Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các doanh nghiệp về các cam kết của Việt Nam cũng như các cam kết của các đối tác, để giúp các doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội và vượt qua được các thử thách là rất cần thiết. Thêm nữa, cần có chiến lược rà soát quy hoạch phát triển ngành, vùng phù hợp với tiến trình hội nhập cũng như cần có nhiều hoạt động tham vấn cộng đồng doanh nghiệp để hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm cạnh tranh theo hướng minh bạch, ổn định. Đồng thời đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, từng bước hoàn thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư nước ngoài…”, bà Hà nhấn mạnh.
Tính hết năm 2016, Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA, kết thúc đàm phán 2 FTA, và đang đàm phán 4 FTA khác. Trong 10 FTA đã ký kết và thực thi có 6 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 5 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand), 4 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập (Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu). Hai FTA đã kết thúc đàm phán là FTA với Liên minh châu Âu, và Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). 4 FTA còn lại đang được đàm phán bao gồm: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN - Hồng Kông, FTA với Israel và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA). |
Hồng Sâm
(责任编辑:Thể thao)
- Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- Ðể người dân hiểu và chọn dịch vụ công trực tuyến
- Nông trường IV được tặng cờ thi đua xuất sắc
- Ấp cửa ngõ vào xuân
- Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- Ứng dụng sáng kiến hay vào thực tiễn
- Chữa bệnh hiểm nghèo bằng thảo dược
- Cháy lớn tại kho hàng của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng
- Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- Hình tượng con dê trong thơ ca
- Bảo tồn cầy vằn quý hiếm ở Việt Nam
- Đón tết trong ngôi nhà ấm áp nghĩa tình
- Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
- 4 loại cơ sở y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
- Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- Xa rồi những “hủ tục” một thời
- Công ty Ðiện lực Cà Mau từng bước chuyển đổi số
- 18,14 tỷ đồng chi trả chế độ cho 39.309 lượt đối tượng
- Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
- Hơn 100 đoàn viên, học sinh vẽ tranh kêu gọi bảo vệ động vật quý hiếm