Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2022,Đảmbảocungcấpđiệnpháttriểnkinhtếxãhộitỉnhthànhphícách tính bầu cua trên điện thoại song Tổng công ty Điện lực miền Nam đảm bảo cấp điện ổn định phục vụ các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội và sản xuất kinh doanh trên địa bàn 21 tỉnh thành phố phía Nam.
Ông Nguyễn Phước Đức - Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) - cho biết: Trong năm 2022, Tổng công ty đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống nhân dân. Trong đó, đã hoàn thành suất sắc các chỉ tiêu được giao, cả về hoặt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Cụ thể, về cung ứng điện, năm 2022 Tổng công ty Điện lực miền Nam mua điện với tổng sản lượng là 85 tỷ 782 triệu kWh. Còn điện thương phẩm, thực hiện đạt hơn 83 tỷ kWh tăng 8,71% so với thực hiện năm 2021 và tăng 0,38% so với kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao (82 tỷ 770 triệu kWh). Đặc biệt, công tác dịch vụ khách hàng tiếp tục có sự đổi mới mạnh mẽ. Năm 2022, ngành điện miền Nam tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các dịch vụ điện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và xã hội. Theo đó, 100% dịch vụ điện được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4 tại Cổng dịch vụ công quốc gia, Trung tâm hành chính công và Cổng dịch vụ công của 21 tỉnh thành phố phía Nam. Trong đó, các dịch vụ cấp điện mới đã được Tổng công ty Điện lực miền Nam kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tháng 1/2022. Cùng với đó, ngành điện tiếp tục tập trung đẩy mạnh các dịch vụ điện điện tử, thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, điện tử hóa toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ điện. Tỷ lệ yêu cầu dịch vụ điện được tiếp nhận qua Trung tâm CSKH, Trung tâm hành chính công, Dịch vụ công đạt 100%. Tỷ lệ giao dịch ký kết hợp đồng mua bán điện theo phương thức điện tử đạt 100%. Tỷ lệ khách hàng sử dụng các dịch vụ điện qua App CSKH/Zalo đạt 88,64% (vượt 23,64% so với kế hoạch). Song song đó, Tổng công ty tiếp tục cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian cấp điện cho khách hàng mới giảm còn 2,56 ngày đối với điện lưới trung áp và thời gian cấp điện lưới hạ áp cho khách hàng sinh hoạt khu vực đô thị là 2,67 ngày, khu vực nông thôn là 3,10 ngày và khách hàng ngoài sinh hoạt là 3,4 ngày. Đáng chú ý, giá bán điện bình quân của Tổng công ty Điện lực miền Nam thực hiện đạt 1.824,08 đ/kWh, cao hơn năm 2021 là 23,15 đ/kWh và cao hơn giá bán điện bình quân Tập đoàn giao là 1,08đ/kWh. Doanh thu năm 2022 thực hiện đạt hơn 151 nghìn tỷ đồng, tăng 10,23% so năm 2021. Tỷ lệ thu tiền điện đạt 99,8%, vượt kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao 0,1%. Tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 98%, vượt kế hoạch Tập đoàn giao 13%. Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt các dịch vụ điện có phát sinh chi phí đạt 99%, vượt kế hoạch giao 55,7%... Đầu tư nâng cao năng lực hạ tầng cung cấp điện Nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thành phía Nam. Trong năm 2022, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã khắc phục khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng các dự án điện, đưa vào vận hành nhiều dự án quan trọng góp phần nâng cao năng lực hạ tầng cung cấp điện, giải toả công suất nguồn điện năng lượng tái tạo.
Cụ thể, kế hoạch đầu tư năm 2022, Tổng công ty Điện lực miền Nam thực hiện được 8.543/9.191 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch điều chỉnh, trong đó giá trị đầu tư thuần thực hiện được 6.564/7.346 tỷ đồng đạt 89,4% kế hoạch. Đặc biệt, năm 2022 ngành điện hoàn thành khởi công 27 công trình, đóng điện 34 công trình lưới điện 110-220kV và 548 công trình lưới điện trung hạ thế. Trong đó, đáng chú ý nhất là hoàn thành đóng điện giai đoạn 1 của dự án đường dây 220kV Kiên Bình-Phú Quốc (Kiên Giang), nhằm tăng cường khả năng cung cấp điện cho TP. Phú Quốc lên gấp 5 lần hiện tại. Ngoài ra, trong năm 2022, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã thực hiện hoàn thành 443 công trình sửa chữa lớn với tổng chi phí là 786 tỷ đồng từ nguồn kinh phí tiết kiệm, tổng tỷ lệ tiết kiệm là 42,8%. Năm 2022, ngoài nguồn vốn ODA, vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã huy động trên 3.000 tỷ đồng từ vốn tín dụng thương mại, tín dụng ưu đãi, ứng vốn của địa phương và khách hàng để thu xếp đủ vốn giải ngân cho nhu cầu đầu tư của năm 2022. Nguồn vốn huy động đảm bảo đủ khả năng giải ngân khối lượng hoàn thành trong năm 2022. Giá trị giải ngân vốn đầu tư toàn Tổng công ty năm 2022 đạt 8.117 tỷ đồng, đạt 88,3% kế hoạch dự kiến điều chỉnh, trong đó giải ngân vốn đầu tư thuần đạt 6.138 tỷ đồng, bằng 83,6%. Điểm nổi bất, trong năm 2022, Tổng công ty Điện lực miền Nam cũng đã hoàn thành chương trình đưa điện về nông thôn, miền núi và hải đảo. Đến cuối tháng 12/2022, toàn Tổng công ty có 2.485 xã phường thị trấn có điện, đạt tỷ lệ 100%. Số hộ dân có điện là 8,356 triệu hộ, đạt tỷ lệ 99,85%. Trong đó số hộ dân nông thôn có điện là 5,435 triệu hộ, đạt tỷ lệ 99,76%. Ngành điện đang bán điện trực tiếp đến 7,814 triệu hộ dân, chiếm tỷ lệ 93,52% tổng số hộ. Tại hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tổng công ty Điện lực miền Nam mới đây, ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam - đánh giá: Trong năm 2022, dù gặp nhiều khó khăn nhưng Tổng công ty Điện lực miền Nam đã hoàn thành suất sắc các chỉ tiêu được giao, cả về hoặt động sản xuất kinh doanh lẫn dịch vụ khách hàng. Qua đó, đảm bảo cung cấp điện phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thành phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. |