【kq cúp fa anh hôm nay】COP26 bế mạc với thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới
Tại COP26, tất cả 197 quốc gia tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu đã thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow (Glasgow Climate Pact), theo đó khẳng định lại mục tiêu khống chế gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu ở ngưỡng dưới 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và quyết tâm theo đuổi các nỗ lực để đạt mục tiêu tăng ở mức 1,5 độ C nhằm tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu. Mục tiêu này đòi hỏi phải cắt giảm lớn lượng khí thải CO2 một cách nhanh chóng và bền vững, bao gồm giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và về 0 vào khoảng giữa thế kỷ, cũng như giảm sâu phát thải các khí nhà kính khác. Hiệp ước bao gồm một nội dung quan trọng, kêu gọi việc “giảm dần điện than không sử dụng công nghệ thu giữ carbon và trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả", đồng thời thừa nhận "sự cần thiết phải hỗ trợ để hướng tới một quá trình chuyển đổi công bằng”. Đây là được xem là bước ngoặt lớn bởi lần đầu tiên nhiên liệu hóa thạch được đề cập tại một thỏa thuận của Hội nghị thượng đỉnh khí hậu LHQ. Hiệp ước yêu cầu các quốc gia vào cuối năm 2022 phải "xem xét lại và củng cố" các mục tiêu cắt giảm khí thải năm 2030, “có tính đến các hoàn cảnh quốc gia khác nhau", để thực hiện mục tiêu hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức "dưới 2 độ C" hoặc 1,5 độ C theo Hiệp định Paris. Đây là một bước tiến bởi theo các thỏa thuận khí hậu trước đây của LHQ, các quốc gia được yêu cầu đệ trình các kế hoạch này, còn gọi là đóng góp quốc gia tự quyết (NDC), 5 năm một lần. Hiệp ước nhấn mạnh sự cần thiết phải huy động tài trợ khí hậu từ mọi nguồn để đạt mức cần thiết nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Hiệp định Paris, bao gồm việc tăng đáng kể hỗ trợ cho các nước đang phát triển, vượt quá 100 tỷ USD mỗi năm; đồng thời thúc giục các nước phát triển khẩn trương hoàn thành mục tiêu 100 tỷ USD đã cam kết cũng như mục tiêu đến năm 2025, và nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch trong việc thực hiện cam kết của các nước này. Hiệp ước cũng thúc giục các nước phát triển đến năm 2025 tăng ít nhất gấp đôi tài trợ thích ứng với biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển so với mức năm 2019. Trong khi các nước phát triển chịu trách nhiệm đối với phần lớn khí thải nhà kính, các nước đang phát triển lại chịu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Tổn thất và thiệt hại - một vấn đề quan trọng đối với các nước đang phát triển - đã được đưa vào Hiệp ước, với việc kêu gọi các nước phát triển và các tổ chức khác hỗ trợ nhiều hơn các quốc gia dễ bị tổn thương để ứng phó với những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và giải quyết những thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng. Hiệp ước khẳng định tính cấp thiết của việc mở rộng quy mô hành động và hỗ trợ, nếu phù hợp, bao gồm tài trợ, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực, để thực hiện các phương pháp tiếp cận nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và giải quyết tổn thất và thiệt hại liên quan đến các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển đặc biệt dễ bị tổn thương bởi những tác động này. Chủ tịch COP26 Alok Sharma cho biết thỏa thuận đã đặt trọng tâm "chưa từng có" vào tổn thất và thiệt hại theo nguyên tắc các nước giàu, vốn chịu trách nhiệm chính về sự nóng lên toàn cầu, nên bồi thường cho những nước nghèo do tác động của biến đổi khí hậu. Ông cũng cho hay Hiệp ước dù “không hoàn hảo” nhưng cho thấy “sự đồng thuận và ủng hộ”. Các nhà quan sát đánh giá Hiệp ước khí hậu Glasgow là một chiến thắng với việc lần đầu tiên một thỏa thuận của LHQ đã đề cập rõ ràng tới than đá, nhiên liệu hóa thạch gây phát thải khí nhà kính lớn nhất. Trong 14 ngày diễn ra Hội nghị, các nước tham dự đã đưa ra một loạt các cam kết quan trọng, trong đó nổi bật là hơn 100 quốc gia cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, gồm Brazil, quê hương của rừng nhiệt đới Amazon. Gần 100 nước cũng cam kết đến năm 2030 sẽ cắt giảm 30% lượng phát thải khí metan, được xem là một trong những cách tốt nhất để giảm nhanh sự nóng lên toàn cầu. Ngoài ra, đã có 40 quốc gia, bao gồm Việt Nam, cam kết loại bỏ điện than - chiếm khoảng 37% tổng điện năng trên thế giới trong năm 2019 - và là nhiên liệu đóng góp lớn nhất vào biến đổi khí hậu. Một liên minh mới các quốc gia cam kết đặt ra thời hạn chấm dứt sử dụng dầu mỏ và khí đốt đồng thời ngừng cấp giấy phép thăm dò mới cũng được ra mắt tại COP26. Tại Hội nghị, Mỹ và Trung Quốc đã ra tuyên bố chung về biến đổi khí hậu, theo đó hai nước cam kết sẽ hợp tác trong thập kỷ tới để xây dựng các chiến lược dài hạn nhằm đạt mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0, đồng thời giải quyết các vấn đề về phát thải khí mêtan, chuyển đổi sang năng lượng sạch và giảm phát thải carbon. Thỏa thuận giữa hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới được xem là một bước quan trọng để đạt mục tiêu khống chế mức gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C đề ra trong Hiệp định Paris. COP26 cũng chứng kiến cam kết của 450 tổ chức tài chính, quản lý tổng số tài sản trị giá 130 nghìn tỷ USD, tương đương 40% tài sản tư nhân toàn cầu, trong việc sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch như năng lượng tái tạo và loại bỏ tài trợ cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đây là một sáng kiến nhằm thu hút sự tham gia của các công ty tư nhân trong việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và cam kết tài trợ cho công nghệ xanh. COP26 được xem là Hội nghị mang tính quyết định để duy trì mục tiêu hạn chế mức gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp nhằm ngăn chặn những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Mục tiêu này được đề ra trong Hiệp định Paris được 195 quốc gia ký kết tại COP21 ở thủ đô nước Pháp năm 2015. Để đạt mục tiêu này, lượng phát thải toàn cầu phải giảm 45% vào năm 2030 và về mức 0 vào năm 2050. Hiện tượng trái đất nóng lên là do lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch được con người sử dụng như than đá, dầu mỏ và khí đốt, gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng như sóng nhiệt, lũ lụt và cháy rừng. Thập kỷ qua là thời kỳ nóng nhất được ghi nhận trên toàn cầu và các quốc gia thống nhất rằng phải có hành động chung khẩn cấp nhằm ngăn chặn Trái đất nóng lên.Toàn cảnh một phiên họp của Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu (COP 26) tại Glasgow,ếmạcvớithỏathuậnkhíhậutoàncầumớkq cúp fa anh hôm nay Scotland (Vương quốc Anh) ngày 11/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
相关推荐
-
Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
-
5 nhóm hàng xuất khẩu “tỷ đô” sang Nhật Bản
-
Ngân hàng lớn nhất Thụy Điển Swedbank dính tới bê bối rửa tiền
-
'Giáo dục giọng thấp', món quà tốt nhất cha mẹ dành cho con cái
-
Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
-
Mỹ lạc quan về triển vọng kinh tế trong năm 2019
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- Điểm lại những vụ hỏa hoạn thiêu rụi các di sản văn hóa thế giới
- Tín hiệu tích cực từ chỉ số nhập khẩu nguyên liệu tăng
- Bộ ảnh cưới của cặp đôi U80 gây xúc động vì câu chuyện phía sau
- Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- Ngoại tình với em họ lúc nửa đêm, người đàn ông nhận kết đắng
- Người phụ nữ bất ngờ khi mua một ngôi nhà lại được cả khu phố
- Bà mẹ 60 tuổi trẻ như con gái 22 nhờ cách ăn mặc
- Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- Cuba thiệt hại nặng nề do lệnh bao vây cấm vận của Mỹ gây ra
- 随机阅读
-
- Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ
- Lười phải dậy sớm, người đàn ông chế tạo giường có thể 'ngả lưng' ở mọi nơi
- Toyota đặt mục tiêu bán khoảng 5,5 triệu ô tô điện vào năm 2025
- 32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- Ghép 2 thế hệ sống chung ở Mỹ: Người trẻ tiết kiệm, người già vui
- Áp dụng giá điện theo giờ cao điểm, thấp điểm góp phần tối ưu vận hành hệ thống
- Chú ruột bị cháu gái cắt phăng 'của quý' sau khi bị cưỡng hiếp
- TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- Goldman Sachs: Sản lượng giảm, giá dầu sẽ tăng trong quý II sắp tới
- Các ngân hàng Anh bị hối thúc thực hiện bảo lãnh tiền gửi hậu Brexit
- Giá cổ phiếu của Uber dự kiến là 45 USD khi tiến hành IPO
- Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- Bán đấu giá bức tranh của cố Tổng thống Nelson Mandela
- Phát hiện con dâu ngoại tình, mẹ chồng lập tức thay khóa cửa
- Fed trấn an những quan ngại về nợ ngân hàng của doanh nghiệp Mỹ
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
- FAO có Tổng Giám đốc mới nhiệm kỳ 2019
- G20 sẽ thắt chặt quy định thuế đối với Google, Facebook
- Trao giải cuộc thi “Sáng tạo logo và slogan về sản xuất và tiêu dùng bền vững”
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Sở hữu tầm nhìn đắt giá từ căn hộ cận hồ Imperia Smart City
- VinFast tham gia tuyên bố phát triển phương tiện giao thông không phát thải
- Hoạt động xuất khẩu bứt phá tại nhiều thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe
- Gas giảm giá mạnh lần thứ 6 liên tiếp
- Quy rõ trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin về nguồn gốc xuất xứ
- Lưu ý chọn mua, sử dụng máy hút bụi sao cho đảm bảo chất lượng, hiệu quả
- Các biện pháp phi thuế quan mới trong bối cảnh đại dịch Covid
- Công ty TNHH Hải Quân: Sản phẩm sơn không chứng nhận hợp quy, chất lượng có đảm bảo?
- Ngành dệt may cần có chiến lược xây dựng các thương hiệu mạnh
- Đặt vé bay quốc tế thứ Hai hàng tuần cùng Vietjet được giảm ngay 20%