【tile bong da truc tuyen】Định hướng giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình

 人参与 | 时间:2025-01-09 23:42:03

Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức,Địnhhướnggiodụcđạođứclốisốngtronggiađtile bong da truc tuyen lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được ban hành mới đây, được kỳ vọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, phát huy vai trò của gia đình trong định hướng giáo dục thế hệ trẻ.

Thời gian qua, Hậu Giang tổ chức nhiều sân chơi để gia đình giao lưu, học hỏi, kết nối.

Cách làm hay cần phát huy

Mục tiêu hàng đầu kế hoạch thực hiện Chương trình là phấn đấu đến năm 2025, có 70% gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

Năm 2019, Hậu Giang đã thực hiện thí điểm tuyên truyền Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, tại ấp 1, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ và ấp Nhơn Xuân, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A. Đến đầu năm nay, Ban chỉ đạo Công tác gia đình tỉnh đã chính thức triển khai thực hiện bộ tiêu chí này trong toàn tỉnh, để từng bước đưa vào cuộc sống những chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ mới, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân với bản thân, gia đình, cộng đồng; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội; tạo thêm sự gắn kết, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình, cùng nhau giữ gìn gia đình hạnh phúc, tiến bộ, văn minh.

Bộ tiêu chí gồm có tiêu chí ứng xử chung và ứng xử cho từng mối quan hệ trong gia đình. Bà Nguyễn Ngọc Minh, ở thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, cho biết: “Lúc đầu, thấy cái bảng bộ tiêu chí, tò mò dừng lại đọc, càng đọc càng thấy hay, trong đó chỉ rõ hết cách ứng xử từng thành viên trong gia đình, giữa ông bà, cha mẹ, con cháu… đầy đủ hết. Thấy hay quá nên nói với mọi người trong nhà nhín ít thời gian dừng lại đây để đọc. Tự mỗi người sẽ nhận biết rõ hơn về trách nhiệm của mình để cùng nhau xây dựng và giữ vững gia đình hạnh phúc”.

Một trong những điều quan trọng làm nên sự thành công trong quá trình triển khai, chính là công tác tuyên truyền để người dân hiểu và làm theo. Từ đó, chú trọng tập huấn cho cán bộ làm công tác gia đình ở địa phương. Ông Lư Quang Bình, Phó trưởng Phòng Xây dựng nếp sống và gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: “Đây sẽ là việc đầu tiên chúng tôi sẽ thực hiện và lớp tập huấn này sẽ được tổ chức trong thời gian sớm nhất. Cùng với đó, chúng tôi sẽ phối hợp lồng ghép tuyên truyền từng nội dung của Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, dưới nhiều hình thức, từ tuyên truyền trực quan qua pano, áp phích, băng rôn, hội thi, hội diễn, đến tuyên truyền cổ động bằng việc xây dựng chương trình, kịch bản dễ hiểu, dễ nhớ”.

Bên cạnh đó, sẽ lồng ghép với tuyên truyền trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nêu gương và khen thưởng kịp thời những mô hình gia đình hạnh phúc tiêu biểu; tạo thêm nhiều sân chơi để các gia đình tham gia, tạo nên sự gắn kết, phát huy khả năng, sự sáng tạo.

Cần sự chung tay

Trong những năm qua, việc tạo sân chơi cho các gia đình luôn được các ngành, các cấp quan tâm và tổ chức nhiều hoạt động để các gia đình cùng tham gia vào các dịp: Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20-3, Ngày Gia đình Việt Nam 28-6, Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25-11)…

Bà Hứa Thị Kim Dung, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Long Mỹ, cho biết: “Chúng tôi thường tổ chức hội thi nấu ăn, làm bánh dân gian, thi kiến thức về gia đình… để tạo sân chơi, kết nối gia đình với nhau. Đây cũng là dịp để lồng ghép, tuyên truyền giúp mọi người cùng hiểu sâu, hiểu đủ các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình…, cùng góp phần xây dựng, giữ gìn mái ấm hạnh phúc”.

Ở cấp tỉnh, có nhiều hoạt động với quy mô lớn hơn vào những dịp này, như tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu, tổ chức hội thi văn nghệ, kiến thức về gia đình, nấu ăn… Tất cả cùng tạo nên những sân chơi đa dạng, ý nghĩa, là nơi để các gia đình gặp gỡ, giao lưu, trổ tài và học hỏi kinh nghiệm.

Việc triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh (được ban hành tháng 3 vừa qua), để đạt được mục tiêu đề ra, cần sự vào cuộc của toàn xã hội với những nhiệm vụ trọng tâm được nhắc đến là đổi mới công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng, về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về gia đình; phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân; phát huy vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống… Sự vào cuộc của các ngành, các cấp, trong vai trò chủ công, ngoài ngành văn hóa, còn có ngành giáo dục và đào tạo, sở, ngành có liên quan, để cùng tạo nên sức mạnh tổng hợp, từng bước tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của mỗi người dân, để cùng nâng cao giá trị đạo đức, lối sống trong mỗi gia đình, làm nên một xã hội tốt đẹp, con người hướng đến hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, hướng đến chân, thiện, mỹ…

Mục tiêu cụ thể Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030 là đến năm 2025 có 50% và đến năm 2030 là 90% hộ gia đình đăng ký thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; đến năm 2025 có 80% và đến năm 2030 có 100% hộ gia đình được cung cấp tài liệu về giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình; hàng năm có 100% học sinh, sinh viên được tham gia sinh hoạt về đạo đức, lối sống trong gia đình; 100% địa phương cấp xã hàng tháng có nội dung tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên hệ thống thông tin cơ sở…

 

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

顶: 25踩: 5949