【ha noi vs thanh hoa】Chấp nhận nghiệm thu có điều kiện 8,5 km đi trên cao metro Nhổn
Bên trong khoang lái đoàn tàu đường sắt tốc độ đô thị TP. Hà Nội,ấpnhậnnghiệmthucóđiềukiệnkmđitrêncaometroNhổha noi vs thanh hoa đoạn Nhổn - ga Hà Nội (Ảnh: Chí Cường) |
Cách đây ít giờ, Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng vừa có Thông báo số 158/TB – HĐKTNN gửi Ban quản lý đường sắt Đô thị Hà Nội kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu Đoạn trên cao thuộc Dự ántuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Theo đó, Hội đồng chấp thuận kết quả nghiệm thu có điều kiện của chủ đầu tưđối với các gói thầu thuộc phạm vi đoạn trên cao của Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Các gói thầu này gồm: Gói thầu CP01 - tuyến trên cao, từ km9+492,86 (điểm bắt đầu lên dốc) đến km18+462,218 (điểm kết thúc dốc, chuyển sang phần ngầm), không bao gồm các nhà ga; Gói thầu CP02 - các nhà ga trên cao, từ ga S1 đến ga S8; Gói thầu CP04 - hạ tầng kỹ thuật Depot; Gói thầu CP05 - công trình kiến trúc Depot và các Gói thầu về hệ thống thiết bị CP06, CP07, CP08, CP09 thuộc phạm vi tuyến trên cao và trong khu vực Depot. Trong đó, không bao gồm các hạng mục, vật tư, thiết bị thuộc các gói thầu này chưa hoàn thành theo yêu cầu thiết kế.
Trước khi đưa công trình vào khai thác, Hội đồng yêu cầu chủ đầu tư tổ chức rà soát toàn bộ các hệ thống, thiết bị dự phòng phục vụ vận hành, khai thác để đảm bảo sẵn sàng, đáp ứng khả năng hoạt động bình thường và an toàn khi vận hành khai thác; vệ sinh công nghiệp toàn bộ đoạn trên cao trước khi bàn giao khai thác cho Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội.
Chủ đầu tư cũng được yêu cầu phối hợp với Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội lập biểu đồ chạy tàu trong giai đoạn đầu khai thác với công suất, tần suất phù hợp với mức độ thành thạo của các cán bộ, nhân viên vận hành; kịp thời kiểm soát, xử lý các vấn đề kỹ thuật hoặc các vấn đề khác có thể phát sinh để bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành.
UBND TP. Hà Nội chỉ đạo Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội phối hợp với chủ đầu tư trong việc tiếp nhận, bàn giao đảm bảo sẵn sàng vận hành công trình; tổ chức rà soát lại công tác chuẩn bị nhân lực, các điều kiện cần hoàn thiện, bổ sung và phương án xử lý các tình huống có thể phát sinh để đảm bảo vận hành trong quá trình khai thác.
Trong quá trình khai thác vận hành công trình, chủ đầu tư phải yêu cầu các nhà thầubố trí nhân sự thường trực tại công trình để phối hợp cùng chủ đầu tư, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội kịp thời xử lý, khắc phục các tình huống phát sinh để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành, khai thác; thực hiện bảo hành công trình theo quy định; tiếp tục tổ chức thi công đối với các hạng mục chưa hoàn thành và khắc phục các tồn tại được nêu tại thông báo này theo kế hoạch.
Ban quản lý dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội phải phối hợp với Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội tổ chức nghiên cứu giải trình, làm rõ hoặc khắc phục các phát hiện, khuyến cáo Tư vấn ABC đã nêu trong các báo cáo và các kiến nghị của các cơ quan thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống để có kế hoạch, giải pháp xử lý phù hợp nhằm đảm bảo vận hành công trình an toàn.
Hội đồng yêu cầu chủ đầu tư rà soát, theo dõi các vết nứt kết cấu bê tông cốt thép nêu tại báo cáo của Tư vấn kiểm định và kịp thời có giải pháp xử lý, khắc phục để đảm bảo an toàn và tuổi thọ kết cấu công trình.
Theo Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, đoạn trên cao dự kiến được khai thác vào 8h ngày 8/8, bắt đầu từ Nhổn đến Cầu Giấy, bao gồm 8 ga: Nhổn (S1); Minh Khai (S2); Phú Diễn (S3); Cầu Diễn (S4); Lê Đức Thọ (S5); Đại Học Quốc Gia (S6); Chùa Hà (S7); Cầu Giấy (S8).
Trong 3 tháng đầu, giờ mở tuyến sẽ bắt đầu từ 5h30; giờ đóng tuyến vào 22h00; giãn cách chạy tàu đều đặn 10 phút/chuyến. Riêng ngày đầu tiên mở tuyến sẽ bắt đầu từ 8h00.
Trong thời gian tiếp theo, tùy theo nhu cầu hành khách sẽ điều chỉnh cho phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội có tổng chiều dài 12,5km trong đó 8,5 km đi trên cao và 4 km đi ngầm. Công trình có 12 ga, bao gồm 8 ga nổi, 4 ga ngầm và khu Depot (gồm các nhà xưởng dịch vụ và trung tâm điều hành); đường sắt đôi, khổ 1435 mm; tốc độ chạy tàu tối đa 80km/h, tốc độ khai thác khoảng 40 km/h; lưu lượng vận chuyển tối đa 36.100 người/h; đầu máy toa xe có kích thước “trung bình” - loại B (theo tiêu chuẩn châu Âu) có chiều rộng 2,75m; chiều dài đoàn tàu 80m (đoàn tàu cơ cấu 4 toa Mc-M-T-Mc) gồm 2 toa động cơ có cabin (Mc), 1 toa động cơ (M), 1 toa kéo (T).
Toàn bộ Dự án có 9 gói thầu thi công xây dựng, bao gồm: CP01 - tuyến trên cao; CP02 - các ga trên cao, từ ga S1 đến ga S8; CP03 - hầm và các ga ngầm; CP04 - hạ tầng kỹ thuật Depot; CP05 - kiến trúc Depot; CP06 - hệ thống Đầu máy toa xe, thiết bị Depot, OCC/SCADA, tín hiệu, thông tin và cấp điện; CP07 - hệ thống kiểm soát môi trường, thang máy thang cuốn, phòng cháy chữa cháy, thoát nước; CP08 - hệ thống đường ray; CP09 - hệ thống thẻ vé.