Chính phủ Nhật Bản chuẩn bị thành lập một ủy ban thường trực chuyên trách về xúc tiến đầu tư vào châu Phi trong bối cảnh các cường quốc thế giới như Trung Quốc,ậtBảnthànhlậpủybanxúctiếnđầutưvàochâkết quả vdqg đức Mỹ , EU và Ấn Độ đang chạy đua tranh giành ảnh hưởng tại châu lục đầy tiềm năng này.
Ủy ban trên có thể sẽ được ra mắt trong thời điểm diễn ra sự kiện Hội nghị quốc tế Tokyo về Phát triển châu Phi lần thứ 7 (TICAD7) vào tháng 8 tới tại thành phố Yokohama của Nhật Bản, với sự tham gia của các quan chức hàng đầu Nhật Bản và các nước châu Phi.
Hoạt động theo cơ chế phối hợp công-tư giữa chính phủ và các công ty Nhật Bản hiện đang hoạt động tại châu Phi, ủy ban này có chức năng tham mưu cho Chính phủ Nhật Bản những biện pháp nhằm tăng cường đầu tư vào "lục địa Đen", bao gồm việc soạn thảo những hiệp định đầu tư song phương và đa phương cũng như các thỏa thuận về ưu đãi thuế đầu tư.
Theo Nikkei, thành viên của ủy ban thường trực này sẽ bao gồm các quan chức từ Bộ Kinh tế -Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren), Hiệp hội các nhà điều hành doanh nghiệp Nhật Bản (Keizai Doyukai) cùng đại diện các công ty vừa và nhỏ đang kinh doanh hoặc có mối quan hệ làm ăn tại châu Phi.
Dự kiến, mỗi năm ủy ban sẽ nhóm họp từ 2-3 lần dưới chủ trì lần lượt của từng thành viên.
Song song với sự kiện TICAD7 vào tháng 8 tới, ủy ban thường trực này cũng sẽ tổ chức một cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư dành riêng cho khối doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản mong muốn đầu tư vào châu Phi với sự tham gia của các quan chức và doanh nghiệp hai bên.
Cuộc hội thảo với tên gọi B-TICAD này sẽ tập trung phân tích những thách thức của môi trường đầu tư tại châu Phi cũng như thu nhận ý kiến và các đề xuất từ các doanh nghiệp Nhật Bản liên quan đến hoạt động kinh doanh tại châu lục này.
Châu Phi sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đặc biệt là các loại quặng quý như cobalt và platinum cùng trữ lượng dầu thô và khí đốt khổng lồ.
Châu lục gồm 55 quốc gia với tổng GDP 2.500 tỷ USD này đang thu hút sự chú ý đáng kể của nhiều cường quốc hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và cả Liên minh châu Âu (EU).
Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, hiện chỉ được xem là "người đến sau", khi tổng số vốn đầu tư của nước này vào châu Phi chỉ bằng 1/7 so với Mỹ, 1/6 so với Anh, trong khi Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất vào châu lục này với tổng số vốn ước tính tới hơn 200 tỷ USD.
Nhật Bản hiện có 440 công ty đang hoạt động kinh doanh tại châu Phi trên nhiều lĩnh vực gồm sản xuất, thương mại, bán lẻ và xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư Nhật Bản đang gặp rất nhiều khó khăn tại thị trường 1,2 tỷ dân này do cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống hành chính và luật pháp còn nhiều bất cập, thuế cao và an ninh không đảm bảo./.
Theo TTXVN