您现在的位置是:Thể thao >>正文

【6 mặt bầu cua】DATC: Bước đi vững chắc xây dựng thị trường mua bán nợ

Thể thao9人已围观

简介Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của DATC.Nhìn lại hơn 13 năm kể ...

trang 8

Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của DATC.

Nhìn lại hơn 13 năm kể từ khi chính thức hoạt động,ướcđivữngchắcxâydựngthịtrườngmuabánnợ6 mặt bầu cua DATC đã vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại trong vai trò “người mở đường” để đạt được những thành tích góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính DN và hỗ trợ quá trình cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đảm nhiệm tốt vai trò là công cụ của Nhà nước trong mua, bán xử lý nợ.

Mô hình mẫu trong mua bán, xử lý nợ

Từ những ngày đầu non trẻ đến nay, DATC đã và đang đẩy mạnh hoạt động mua nợ theo cơ chế thị trường với giá trị doanh số hàng năm hơn 2.000 tỷ đồng. Cùng với sự mở rộng về quy mô và giá trị nợ xử lý, doanh thu, lợi nhuận của Công ty cũng có sự gia tăng mạnh mẽ. Doanh thu năm 2015 - 2016 tăng gấp hơn 4 lần so với doanh thu trung bình giai đoạn 2010 - 2014. Các chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế và nộp ngân sách nhà nước cũng có sự tăng trưởng vượt bậc, nộp ngân sách nhà nước năm 2016 bằng 360% so với năm 2010.

Những ngày đầu mới thành lập, với cơ cấu tổ chức 2 phòng, 20 người, tính đến ngày 31/12/2016, cơ cấu tổ chức của DATC đã có 10 ban, 2 chi nhánh và 1 trung tâm, với 218 cán bộ, nhân viên; trong đó 97% cán bộ có trình độ đại học và sau đại học.

Với hoạt động trọng tâm, xuyên suốt là mua, bán nợ và tài sản, hỗ trợ doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng trong xử lý nợ xấu, từ năm 2004, DATC đã tham gia hàng trăm phương án xử lý nợ và tài sản theo nhiệm vụ chính phủ giao và theo cơ chế thị trường với giá trị sổ sách của các khoản nợ và tài sản trên 85.000 tỷ đồng. Doanh số mua nợ trong giai đoạn 2015 - 2016 tăng 285% so với doanh số thực hiện giai đoạn 2010 - 2014, luỹ kế từ 2010 đến nay đã mua nợ của các DN với doanh số 6.707 tỷ đồng. Bên cạnh việc đẩy mạnh mua nợ, DATC luôn tăng cường hoạt động thu nợ, xử lý nợ, riêng năm 2016, hoạt động này mang lại doanh thu hơn 1.990 tỷ đồng cho DATC.

Trong quá trình hoạt động, một cột mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển mình của DATC là khi công ty được Bộ Tài chính phê duyệt chuyển đổi hoạt động sang công ty TNHH một thành viên (năm 2014). Trong 2 năm sau đó, lần đầu tiên Công ty đạt mốc doanh thu trên 2.000 tỷ đồng. Hoạt động hỗ trợ tái cơ cấu nợ cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được đẩy mạnh. Song song với đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, DATC cũng tăng cường công tác xây dựng thể chế, rà soát ban hành các quy trình, quy chế nội bộ, đồng thời tăng cường công tác quản lý DN tái cơ cấu và thực hiện thoái vốn tại các DN không hoạt động hiệu quả.

Từ năm 2014, Công ty đổi mới phương thức hoạt động, tập trung mua và kết hợp tìm kiếm khách hàng để có thể chuyển nhượng, xử lý ngay các khoản nợ sau khi DATC mua từ chủ nợ để nhanh chóng thu hồi vốn cho DATC, thí điểm phương án mua nợ của tổ chức tín dụng nước ngoài, tạo tiền đề cho việc mở rộng và phát triển hoạt động của Công ty trước yêu cầu và cạnh tranh ngày càng cao.

Đơn vị tiên phong thành công trong mô hình hỗ trợ tái cơ cấu DN thông qua xử lý nợ xấu

Cùng với sự phát triển lớn mạnh về nguồn vốn, tiềm năng con người, DATC cũng ngày một thể hiện vai trò một định chế tài chính quan trọng. Một trong những điểm sáng của DATC thời gian qua là sự thành công của mô hình hỗ trợ tái cơ cấu DN thông qua xử lý nợ xấu. Đây là một hình thức xử lý nợ đặc biệt, được DATC tập trung triển khai từ năm 2007 đến nay và hiện nay trên thị trường chỉ có DATC đang thực hiện thành công hoạt động này.

Thông qua tái cơ cấu phục hồi DN, DATC đã tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu cho 83 DN (trong đó 36 DNNN thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu không đủ điều kiện cổ phần hoá, 40 DNNN đã được cổ phần hoá nhưng tiếp tục hoạt động thua lỗ do gặp khó khăn về tài chính), giúp xử lý nợ tồn đọng trong nền kinh tế, phục hồi DN trở lại hoạt động bình thường. Thông qua hoạt động của mình, DATC đã trực tiếp giúp trên 20 tổng công ty nhà nước thuộc các bộ, ngành, địa phương xử lý tồn tại để cổ phần hóa thành công theo lộ trình của Chính phủ, giúp Nhà nước thu hồi nợ đọng thuế và tăng thu cho ngân sách qua số thuế nộp mới hàng năm và nhất là tái tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế, xã hội ở các địa bàn.

Tiếp nối quá trình tái cơ cấu, DATC cũng chú trọng hoạt động thoái vốn đã đầu tư vào DN, một nội dung để xác định hiệu quả tái cơ cấu. Trong giai đoạn từ 2010 đến nay, DATC đã tập trung rà soát các khoản vốn góp thông qua hoạt động tái cơ cấu các DNNN, có kế hoạch và nhanh chóng thoái vốn tại các DN đã ổn định sản xuất kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính, nhằm quay vòng vốn để tiếp tục phục vụ hoạt động kinh doanh. Phương thức thoái vốn của DATC đều thực hiện theo hình thức bán đấu giá công khai, minh bạch và nhằm mục tiêu bảo toàn vốn của DATC. Luỹ kế đến cuối năm 2016, Công ty đã thoái vốn tại 70 DN với doanh thu 520,4 tỷ đồng.

Về mảng hoạt động tiếp nhận, DATC đã tập trung xử lý tài sản, quyết liệt thực hiện thu hồi nợ nhằm tận thu cho ngân sách, tạo điều kiện cho các DN đã cổ phần hoá sớm triển khai được các kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh đã đề ra. Từ năm 2003 đến 2016, Công ty đã hoàn thành việc tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ khỏi giá trị DN khi cổ phần hoá của 2.628 DN, với tổng giá trị các khoản nợ và tài sản tiếp nhận là 4.573,63 tỷ đồng.

Đối với nhiệm vụ về mua bán, xử lý nợ theo nhiệm vụ do Chính phủ giao, giai đoạn 2010 - 2016, DATC đã triển khai thực hiện tốt công tác đàm phán xử lý nợ của các tổ chức tín dụng để hỗ trợ tái cơ cấu một số doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động, góp phần lành mạnh hoá nền kinh tế như Vinashin, Vinalines, Công ty thực phẩm miền Bắc, Công ty Haprosimex...

Bên cạnh vai trò là công cụ Nhà nước trong xử lý nợ xấu, DATC còn là một kênh quan trọng tiếp nhận tri thức, hợp tác nước ngoài về tiếp nhận, mua bán, xử lý nợ và tài sản tồn đọng. Cùng với xu thế hội nhập, DATC đã có những bước đột phá khi mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan, tổ chức tài chính quốc tế. Đơn cử như các chương trình nghiên cứu, khảo sát tại Công ty Quản lý khai thác tài sản Hàn Quốc KAMCO, phối hợp với JICA triển khai dự án “Tăng cường năng lực quản lý doanh nghiệp, triển khai tái cấu trúc DNNN”, tham gia chia sẻ, cập nhật thông tin, kinh nghiệm tại diễn đàn quốc tế của các công ty quản lý tài sản nhà nước với tư cách thành viên sáng lập và hiện nay đang là chủ tịch luân phiên, hợp tác có hiệu quả với nhiều tổ chức tài chính, tổ chức xử lý nợ quốc tế.

Với những kết quả này, DATC từng bước trở thành một mô hình mẫu trong mua, bán và xử lý nợ, tạo lập những bước đi vững chắc đầu tiên cho một thị trường mua bán nợ Việt Nam và có ảnh hưởng lớn đến thị trường này, xứng tầm với vị trí chiến lược của công ty trong nền kinh tế.

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, DATC luôn đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, thường xuyên nằm trong nhóm những đơn vị dẫn đầu của ngành Tài chính. Năm 2014, Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì, đồng thời nhiều lần được tặng thưởng “Cờ thi đua của Bộ Tài chính”, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ,… Đặc biệt có 2 cá nhân thuộc Công ty đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba là ông Lê Hoàng Hải - Chủ tịch Hội đồng thành viên (năm 2015) và bà Nguyễn Thị Luyện - nguyên Trưởng phòng Tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản (năm 2013).

Hoàng Yến

Tags:

相关文章