【lịch đá bóng đá hôm nay】Hàng Việt chiếm trên 90% trong hệ thống siêu thị
Tăng trưởng bán lẻ là điểm sáng nền kinh tế khi Covid-19 bủa vây | |
Vinh danh 604 doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao |
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu tại hội nghị |
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020 (Đề án) sáng nay, 12/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động) đánh giá, sau 6 năm thực hiện, Đề án đã mang lại những kết quả tích cực góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Đặc biệt từ đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy thị trường xuất khẩu, nguồn nguyên liệu, các đơn hàng bị ngừng trệ thì với quy mô gần 100 triệu người, thị trường nội địa là không gian đủ rộng cho doanh nghiệp khai thác, vượt qua khó khăn và thách thức.
“Mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 7 tháng đầu năm giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng riêng tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng vẫn chiếm 79,2%, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, bảo đảm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và bảo đảm cung ứng nguyên, nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, hàng hóa để duy trì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) chia sẻ thêm, trong hệ thống siêu thị của một số doanh nghiệp trong nước, hàng hoá sản xuất trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn từ 80 - 90%. Cụ thể, Co.opmart (90-93%), Satra (90-95%), Vissan (95%), Vinmart (90%), BRG Retail (90%), hệ thống siêu thị Bách hóa Xanh (95%),...
Bên cạnh đó, tỷ lệ hàng Việt tại các hệ siêu thị nước ngoài chiếm từ 60-96%. Cụ thể, Lotte (82% theo doanh thu và 84% theo số lượng mặt hàng), Big C (96% theo doanh thu), Aeon (80% theo mã hàng), Mega Market (95% theo mã hàng)... Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên.
“Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại vẫn chiếm tỷ trọng cao (70-90%). Đây là con số ấn tượng sau 5 năm triển khai Đề án, vượt mức chỉ tiêu đề ra”, ông Trần Duy Đông nhấn mạnh.
Một số mặt hàng nông sản Việt Nam được trưng bày, giới thiệu trong khuôn khổ hội nghị |
Đại diện Vụ Thị trường trong nước cho biết thêm, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, thị trường trong nước đã thực sự là “bệ đỡ” cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước. Các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB… đều đánh giá cao vai trò của thị trường trong nước tại Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nghiêm trọng như vừa qua.
Tuy nhiên, ông Đông cũng chỉ rõ, trong quá trình triển khai Đề án thời gian qua vẫn còn một số tồn tại như ngân sách hạn chế, chưa có Thông tư riêng hướng dẫn việc triển khai Đề án dẫn đến quá trình thanh, quyết toán còn gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, một số địa phương chưa gắn việc xây dựng thực hiện Đề án với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chưa phân bổ kinh phí để mở rộng triển khai các chương trình thuộc Đề án...
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), hàng loạt các FTA lớn đã và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thực thi, đặc biệt là việc FTA Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8 vừa qua, ông Đông đánh giá đặt ra cho các doanh nghiệp Việt nhiều thách thức.
Điển hình như, cạnh tranh từ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của EU; hệ thống phân phối hàng hóa vẫn còn tồn tại một số bất cập, hệ thống hạ tầng thương mại chợ xuống cấp, khu vực nông thôn, miền núi còn thưa thớt, còn kẽ hở cho hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, chưa thu hút hàng hóa Việt Nam có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thương hiệu tham gia vào phân khúc này...
Để tiếp tục triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong giai đoạn tiếp theo, Ban chỉ đạo liên ngành thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đề xuất tiếp tục triển khai Đề án trong giai đoạn mới, trong đó bổ sung thêm các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển công nghiệp hỗ trợ, mở rộng kênh phân phối hàng Việt thuận tiện, linh hoạt; đồng thời đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu dùng, đặc biệt là thương mại điện tử cả trong và ngoài nước để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng Việt Nam. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- Thêm một thương hiệu mới ra mắt thị trường bất động sản
- Australian companies seek opportunities for high
- Famous German band to perform in Hue
- Long An sees positive socio
- Exhibition of 67 students’ artworks
- The Tet of Hue
- Sức hút từ thị trường năng lượng Việt Nam
- Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- Đề thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh thi đợt 2 có dễ hơn đợt 1?
- Poetry on Hue royal architectural works inscribed on Truc Chi
- Sponsoring nearly 6 billion VND to support people with disabilities in Thua Thien Hue
- Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- Đại học FPT xét tuyển thẳng du học sinh về nước
- Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- VinMart và VinMart+ sẽ có 200 siêu thị, 4.000 cửa hàng vào năm 2020
- Vàng tăng giá, dự báo chạm ngưỡng 3.000 USD/ounce vào năm 2025
- Sẽ xử phạt ôtô dừng, đỗ quá 5 phút ở trạm phí BOT từ ngày 25/1
- Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- Saving patient having traumatic brain injury with autologous stem cell