【xem trực tiếp tỷ số bóng đá】Gia hạn thuế: Chỉ cần thuộc đối tượng, không cần kê khai, không phải đánh giá thiệt hại
作者:Cúp C1 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:02:06 评论数:
Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đứng đầu danh sách hỗ trợ của Bộ Tài chính | |
Chính phủ chỉ đạo có giải pháp giãn, hoãn, gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất | |
Bộ Tài chính xin gia hạn tiền thuế cho doanh nghiệp chịu tác động của Covid-19 |
Ông Phạm Đình Thi. |
Trong dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thuế cho các đối tượng trong 5 tháng. Đề xuất này căn cứ từ đâu? Vì sao Bộ Tài chính không ban hành Thông tư để có thể áp dụng sớm, thưa ông?
Căn cứ vào thẩm quyền của Chính phủ quy định tại Điều 49 Luật Quản lý thuế (đã sửa đổi, bổ sung khoản 14 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13, khoản 3 Điều 6 Luật số 71/2014/QH13): gia hạn nộp thuế trong trường hợp “không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ và thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 1 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế”.
Về thẩm quyền gia hạn nộp thuế, khoản 1 Điều 50 Luật Quản lý thuế (đã sửa đổi, bổ sung khoản 15 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13) quy định: “Chính phủ gia hạn nộp thuế trong trường hợp việc gia hạn nộp thuế không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định”. Do đó, Bộ Tài chính đề xuất các giải pháp về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với tác động của dịch Covid-19.
Dịch này đang lây lan ra nhiều nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội, đặc biệt các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, thương mại, du lịch và các ngành nghề chúng tôi vừa đề xuất gia hạn nộp thuế. Chúng ta phải xây dựng nghị định thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo đúng quy định của pháp luật.
Dự thảo Nghị định có nêu 3 đối tượng được gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất. Vậy quy chiếu thế nào để họ biết họ có thuộc đối tượng được gia hạn hay không, thưa ông?
Danh mục các ngành kinh tế được quy định theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Trong đó có 5 cấp độ. Ví dụ, trong đề xuất của Bộ Tài chính, Bộ đề xuất ngành sản xuất chế biến thực phẩm. Ở mục C, ngành cấp 1 là công nghiệp chế biến và chế tạo; cấp 2 là sản xuất chế biến thực phẩm.
Trong đó, gồm: chế biến các sản phẩm thịt, từ thịt, giết mổ gia súc gia cầm, chế biến và bảo quản các sản phẩm từ thịt; chế biến và bảo quản các thủy sản và sản phẩm từ thủy sản; chế biến và bảo quản các sản phẩm thủy sản đông lạnh; chế biến và bảo quản thủy sản khô; chế biến và bảo quản các sản phẩm nước mắm; chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản; chế biến và bảo quản các sản phẩm rau quả (trong đó có ngành sản xuất nước ép từ rau quả; chế biến và bảo quản rau quả khác); sản xuất dầu mỡ thực vật (sản xuất dầu mỡ thực vật, sản xuất dầu bơ thực vật); chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa...
Các ngành kinh tế được hiểu như thế, ngành kinh tế cấp 2 nằm trong ngành kinh tế cấp 1, có nghĩa các ngành kinh tế cấp 3, cấp 4, cấp 5 trong ngành kinh tế cấp 2 thì đều được gia hạn thuế.
Để được gia hạn, doanh nghiệp phải làm thủ tục gì, có cần xác nhận hay đánh giá của cơ quan bảo hiểm, chính quyền địa phương không, thưa ông?
Trình tự, thủ tục để thực hiện đã được quy định cụ thể trong dự thảo Nghị định. Theo đó, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng gia hạn gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất đối với các khoản thuế, tiền thuê đất được gia hạn theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan thuế quản lý chậm nhất là ngày 31/5/2020 (theo phương thức điện tử hoặc phương thức khác do người nộp thuế lựa chọn).
Chỉ cần thuộc đối tượng được nêu trong Nghị định thì đều được gia hạn, không cần kê khai, không phải đánh giá thiệt hại hay xác nhận gì.
Trước khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc gia hạn thuế không tác dụng nhiều. Tại sao chúng ta không miễn, giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp?
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm kê khai theo quý và tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước năm 2019. Trên thực tế đã kê khai, đã nộp vào ngân sách nhà nước và đã thực hiện cân đối năm 2019 theo Luật Ngân sách nhà nước, được Quốc hội thông qua.
Trước bối cảnh dịch bệnh kéo dài, nhiều doanh nghiệp cho biết không thể duy trì đành chấp nhận phá sản, vì sao chúng ta không miễn thuế cho các đối tượng này?
Đến nay, Bộ Tài chính vẫn luôn bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh để kịp thời đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phá sản bản chất họ không sản xuất, kinh doanh, không phát sinh thuế nên dù muốn cũng không miễn thuế được vì “làm sao có thuế mà miễn”.
Xin cảm ơn ông!