Đầu tư có trọng tâm,ỗtrợdoanhnghiệphoáchấtgiảmsựcốtrongquátrìnhhoạtđộtruc tiepbongda trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh |
Nhằm giảm nguy cơ xảy ra sự cố trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và vận chuyển hoá chất, sáng 26/11, Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội thảo Đào tạo nâng cao trình độ về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng và xử lý hoá chất nguy hiểm tại thành phố Hà Nội.
Ông Hoàng Quốc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Hoá chất – Bộ Công Thương phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NH |
Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Quốc Lâm – Phó Cục trưởng Cục Hoá chất – Bộ Công Thương cho rằng: Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, những năm qua ngành sản xuất công nghiệp hóa chất tại Việt Nam cũng được duy trì và tăng trưởng ấn tượng.
Trong bối cảnh đó, ngày 16/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký, ban hành Quyết định số 726/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 với mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp ngành hóa chất bình quân từ 10 – 11%/năm; tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp đạt khoảng 4 – 5% vào năm 2023; giai đoạn đến năm 2040, tốc độ tăng trưởng công nghiệp ngành hóa chất đạt bình quân từ 7 – 8%/năm và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp duy trì khoảng 4 – 5%.
Cũng theo ông Hoàng Quốc Lâm, cùng với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp hóa chất, việc tiềm ẩn các nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình hoạt động hóa chất cũng sẽ tăng theo.
"Do vậy, công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động, công tác phòng ngừa sự cố hóa chất và sự chuẩn bị cho ứng phó sự cố hóa chất cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn” - ông Hoàng Quốc Lâm thông tin.
Đại diện Cục Hoá chất trả lời câu hỏi của doanh nghiệp tham gia sự kiện. Ảnh: NH |
Lãnh đạo Cục Hoá chất cho hay, hội thảo nhằm thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 5/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại và Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 22/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân (CBRN) giai đoạn 2019-2025, để phòng ngừa và ứng phó có hiệu quả sự cố hóa chất trên phạm vi cả nước, các địa phương cần phải đẩy mạnh công tác quản lý, xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Trình bày tham luận phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm soát an toàn, phòng ngừa và ứng phó sự cố trong hoạt động ản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng và xử lý hoá chất nguy hiểm, ông Bùi Thế Nghị, cán bộ Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hoá chất - Cục Hoá chất cho rằng: Tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố CBRN nhằm ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả cho con người và môi trường, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia, thúc đẩy việc triển khai thực hiện các cam kết quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí CBRN.
Ông Bùi Thế Nghị lưu ý, nguy cơ hoá học có thể đến từ việc sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng các hoá chất nguy hiểm trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp hoặc dân dụng. Sự cố hoá học có thể gây ra tình trạng nhiễm độc môi trường, làm tổn hại đến sức khoẻ con người và hệ sinh thái. Theo đó, các hoạt động đào tại, nâng cao trình độ, hiểu biết của doanh nghiệp sẽ giúp phòng ngừa sự cố có thể xảy ra.
Ông Phan Chí Nhân – Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hoá chất hướng dẫn doanh nghiệp mặc đồ bảo hộ an toàn. Ảnh: NH |
Tại hội thảo, ông Phan Chí Nhân – Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hoá chất cũng hướng dẫn đại diện các doanh nghiệp tham dự các phương án nhằm phát hiện và ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng và xử lý hóa chất nguy hiểm. Đại diện Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hoá chất và đại diện Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) cũng trả lời một số thắc mắc của doanh nghiệp xoay quanh vấn đề an toàn hoá chất và những chính sách liên quan đến hoạt động hoá chất.
Thông qua những thắc mắc của doanh nghiệp và những câu trả lời của đại diện Cục Hoá chất đã giúp các tổ chức, cá nhân tham dự hội thảo nắm được những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất; giúp người lao động nắm được những đặc tính nguy hiểm của hóa chất mà bản thân tiếp xúc hàng ngày. Đồng thời, giúp người quản lý doanh nghiệp và người lao động trong lĩnh vực hoá chất biết cách nhận biết các mối nguy hiểm tiềm ẩn của hóa chất theo quy định từ đó nhận biết được các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản và sử dụng hóa chất của cơ sở, từ đó xây dựng được quy trình an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc và tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm. Giúp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hoá chất có được giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, và có phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để ứng phó và khắc phục sự cố cũng như có giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường bên ngoài.