【tỷ so bóng đá hôm nay】Thân thiện để tạo niềm tin cho học sinh
Đó là một trong những giải pháp được các đại biểu tham gia Hội thảo “Xây dựng mô hình tư vấn học đường tại các trường trung học - thực trạng và giải pháp” do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức,ệnđểtạoniềmtinchohọtỷ so bóng đá hôm nay nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn tâm lý cho các em học sinh. Ngoài ra, còn có các giải pháp mang tính khả thi khác như: đầu tư cơ sở vật chất, phòng tư vấn, sách tham khảo tâm lý, chế độ phụ cấp cho giáo viên tư vấn...
Chính sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của giáo viên là nguồn động viên để học sinh học tốt.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, trong các năm qua, trung bình mỗi năm toàn tỉnh có khoảng 50 vụ học sinh gây gổ, đánh nhau. Nguyên nhân của thực trạng trên là do tác động của phim ảnh bạo lực và lối sống đua đòi, thực dụng của một bộ phận học sinh và thiếu sự quan tâm, động viên kịp thời của gia đình, nhà trường… Để tìm ra các giải pháp hỗ trợ cho học sinh, giúp các em vượt qua khó khăn, trở ngại về tâm lý để vươn lên học tốt, các trường đã thành lập tổ tư vấn học đường. Cô Lê Hồng Đào, Trưởng phòng Pháp chế và Chính trị, tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Hiện nay, hoạt động giáo dục trong nhà trường ngày càng được các cấp quản lý giáo dục đặc biệt coi trọng, nhất là các trường THCS và THPT - nơi mà các em học sinh đang trong lứa tuổi có nhiều biến động lớn về tâm sinh lý. Đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra để hạn chế tình trạng bạo lực học đường, tình trạng nghiện game… của một bộ phận học sinh ngày nay. Và trong đó, một trong những giải pháp quan trọng được xem là cần thiết là hoạt động của tổ tư vấn học đường. Hoạt động đã và đang góp phần giúp các em hoàn thiện nhân cách của mình, có thái độ sống tốt, sống tích cực và năng động hơn trong học tập”.
Theo đó, nội dung tư vấn học đường ở các đơn vị trường học tập trung vào các vấn đề như: tư vấn học tập: cung cấp kiến thức liên quan đến bài học, môn học để giúp các em vượt khó trong học tập; tư vấn hướng nghiệp: giúp cho các em có định hướng tương lai, cách sống, cách lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích và hoàn cảnh kinh tế gia đình; và kế đến là tư vấn về giới tính, tình yêu, tình bạn, các mối quan hệ khác… Thầy Lý Phước Lâm, giáo viên phụ trách Tổ tư vấn học đường Trường THPT Nguyễn Minh Quang, thị xã Ngã Bảy, cho biết: “Nhu cầu tư vấn của học sinh rất đa dạng. Vì thế, giáo viên tư vấn cần phải gần gũi, tạo được niềm tin cho học sinh để các em tin tưởng tìm đến chia sẻ. Chỉ có việc thường xuyên theo dõi, quan tâm, nắm bắt những thay đổi tâm lý trong các em kịp thời, thì giáo viên mới có giải pháp phù hợp giúp đỡ các em. Từ đó, giúp các em tìm lại niềm tin trong cuộc sống và sống tích cực hơn, quan tâm hơn cho việc học”. Là một trong những học sinh đã có những thay đổi tích cực sau nhiều lần được tổ tư vấn học đường hỗ trợ, em Huỳnh Thanh Tuấn, học sinh lớp 12, Trường THPT Nguyễn Minh Quang, thổ lộ: “Em từng có ý định nghỉ học để đi làm thêm kiếm tiền lo cho bà nội. Vì nhà em rất khó khăn, sức học của em lại rất yếu, nên em mất dần quyết tâm cho việc học. Tuy nhiên, được thầy trong tổ tư vấn học đường của trường phân tích, giảng giải cho em hiểu. Bây giờ em biết, chỉ có việc học em mới thay đổi được cuộc sống của mình. Vì thế từ sau tết đến nay, em đầu tư cho việc học hơn, ngoan hơn và không còn trốn tiết nữa”.
Để hoạt động tư vấn ngày càng hiệu quả, tại hội thảo các trường đã đưa ra giải pháp như: xây dựng phòng tư vấn tại một điểm riêng, phù hợp để các em học sinh không phải ngại bạn bè biết được mỗi khi có vấn đề thắc mắc cần sự giải đáp. Cô Trần Thị Hoàng Dung, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vị Thanh, cho biết: “Các trường cần thành lập các hòm thư góp ý, hòm thư điện tử, qua mail, facebook… để giải đáp thác mắc cho các em học sinh, cho phụ huynh và kể cả giáo viên trong trường. Không chỉ có cán bộ phụ trách tổ tư vấn cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tư vấn tâm lý, mà mỗi một giáo viên, cán bộ quản lý đều là một người tư vấn gần gũi và đa tài. Đặc biệt cần nâng cao hơn vai trò của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. Vì chính họ là những người trực tiếp gần gũi với các em”.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của hoạt động tư vấn học đường là: một số học sinh chưa biết trường có tổ tư vấn tâm lý học đường; học sinh có tâm lý ngại đến phòng tư vấn; chưa có chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên phụ trách tư vấn; thiếu kinh phí, cơ sở vật chất. Cô Trịnh Thị Trúc Linh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, cho biết: “Từ hiệu quả của mô hình tổ tư vấn học đường, sắp tới nhà trường sẽ tranh thủ các điều kiện để sắp xếp một phòng tư vấn riêng cho học sinh. Bên cạnh đó, chỉ đạo các thành viên trong tổ tư vấn học đường phải quan tâm, nâng cao hơn vấn đề đạo đức của các em”.
Bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, nhấn mạnh: “Trong trường học, rất cần thiết có một mô hình tổ tư vấn học đường. Vì thế, trong thời gian tới, các trường cần đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền để tất cả học sinh trong trường biết hoạt động tư vấn học đường. Ngoài ra, cần lựa chọn, bố trí giáo viên tư vấn giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm để kịp thời tư vấn hỗ trợ tâm lý cho các em. Các trường có thể linh hoạt sử dụng từ các nguồn tự chủ của trường, nguồn xã hội hóa, giảm tiết dạy cho giáo viên phụ trách tư vấn… để có kinh phí, tổ chức hoạt động bài bản và hiệu quả hơn”.
Bài, ảnh: THẢO TRÂN
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/570f298626.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。