会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định hjk helsinki】Cổ phần hóa DNNN còn chậm, chưa thực chất!

【nhận định hjk helsinki】Cổ phần hóa DNNN còn chậm, chưa thực chất

时间:2025-01-13 10:25:54 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:201次

co phan hoa dnnn con cham chua thuc chat

Toàn bộ số vốn Nhà nước thoái ra trong giai đoạn 2011-2015 tương đương khoảng 2% tổng giá trị sổ sách của các DNNN. Ảnh minh họa: Thu Hòa.

DN tư nhân là động lực chính

Bàn về đề án cơ cấu lại nền kinh tế, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, điều quan trọng nhất trong đề án cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 là không khống chế tỉ lệ vốn của các nhà đầu tư tham gia trong DNNN tái cơ cấu (trừ trong DN tổ chức tín dụng), thậm chí còn đang có xu thế bán cả một DN lớn của Nhà nước để cho các thành phần kinh tế khác tham gia cơ cấu.

Điển hình là việc bán cổ phần của Vinamilk, đây là một trong 10 DNNN lớn được bán công khai trên sàn giao dịch trong thời gian tới. "Phương thức bán thế nào còn đang có các trường phái ý kiến trái chiều, tuy nhiên chúng ta chưa xét đến, mà phải ghi nhận những đổi mới lớn", ông Kiên nêu ý kiến.

Về vấn đề này, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch tái cơ cấu kinh tế và đã được sự thống nhất cao từ Quốc hội, Chính phủ trong việc thay đổi mô hình kinh tế, trong đó xác định kinh tế tư nhân là quan trọng. Không chỉ là động lực, ông nhấn mạnh kinh tế tư nhân phải là động lực chính, mục tiêu chính của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, cần phân bổ lại nguồn lực để nền kinh tế phát triển một cách hiệu quả, đồng thời tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao sức mạnh nội địa.

“Để đạt được điều đó cần cơ cấu lại nền kinh tế. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là cơ cấu lại khu vực Nhà nước, mở ra cơ hội, dư địa cho kinh tế tư nhân. Đặc biệt, đề án đưa ra mục tiêu giảm tỉ lệ Nhà nước nắm đa số cổ phần trong DNNN, thoái vốn ra khỏi DNNN, không cần nắm giữ trên 50%. Đây là những quyết sách quan trọng có thể tạo ra bước đột phá mới trong chương trình cơ cấu của chúng ta”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Cũng theo ông Vũ Tiến Lộc, mục tiêu cơ cấu lại DNNN sẽ tạo nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư và khu vực tư nhân, đặt DNNN hoạt động trong một môi trường bình đẳng. “Tôi kỳ vọng DN tư nhân trong nước tham gia tích cực vào quá trình này và khu vực kinh tế tư nhân phải là động lực chính trong quá trình tái cơ cấu kinh tế DNNN, chứ không phải nhường sân chơi này cho FDI”, ông Lộc cho hay.

Cổ phần hóa chưa thực chất

Theo ông Vũ Tiến Lộc, DNNN hiện nay đang nắm giữ nguồn lực của nền kinh tế, việc cơ cấu lại khu vực Nhà nước và thoái vốn ra khỏi DNNN sẽ tạo cơ hội cho DNTN trở thành nhà đầu tư chiến lược cho DNNN. "Để cơ hội đó trở thành hiện thực cần có kế hoạch cụ thể đồng thời phải quyết liệt trong quá trình đẩy mạnh cổ phần hóa”, ông Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI cho biết, trong giai đoạn 2011-2015 chúng ta đã sắp xếp được 558 DN, trong đó cổ phần hóa được 478 DN, đạt 93% kế hoạch, sắp xếp theo hình thức khác 80 DN. Tính tích lũy kể từ 2012 đến tháng 10-2015, cả nước thoái 16.450 tỷ đồng, thu về hơn 22.870 tỷ đồng.

Cho biết toàn bộ số vốn Nhà nước thoái ra tương đương khoảng 2% tổng giá trị sổ sách của các DNNN, Chủ tịch VCCI khẳng định quá trình CPH đang diễn ra rất chậm và chưa thực chất.

Theo ông Lộc, nhiều trường hợp đối tác mua cổ phần của DNNN chính là các DNNN khác. Có tình trạng sở hữu chéo lẫn nhau, các DN đó vẫn là DNNN sau CPH thành công. Chủ tịch VCCI hy vọng thời gian tới có sự thay đổi cơ bản, làm sao DN tư nhân sẽ phát triển vững là trở thành đồng sở hữu của các DNNN.

Nói về thách thức cho quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có cơ cấu lại DNNN, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng, thách thức lớn nhất đối với việc thực thi là làm thực chất. Bởi về số lượng chúng ta đã đạt được, tuy nhiên chúng ta lại không đạt đúng bản chất. Thay đổi cơ cấu sở hữu không đạt dẫn tới mô hình quản trị hiện tại của DN không đạt được như mong đợi. Như vậy, vốn và mô hình không đạt được thì lợi nhuận sẽ không đạt được. Do đó, thách thức lớn nhất là trong bản thân DN, chứ không phải vấn đề cơ chế, vì cơ chế luôn đi sau thực tế, luật không thể vừa làm ra đã phù hợp ngay.

Sẽ công khai tỷ lệ bán vốn

Thông tin thêm về tình hình CPH DNNN, ông Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, từ năm 2011 đến tháng 9-2016 đã có 426 DN triển khai xong cổ phần lần đầu, trong đó chỉ có 254 DN bán được hết số cổ phần (chiếm 60%), 172 DN (chiếm 40%) chưa bán hết cổ phần, điều đó thể hiện sự hấp thụ từ bên ngoài còn chưa được cao.

Báo cáo của Bộ Tài chính mới đây cũng nêu cụ thể những DN lớn còn có vốn của Nhà nước cao sau khi CPH như: Lilama còn 98%, TCT Hàng không Việt Nam 95,5%, TCT Xăng dầu 94,99%, TCT Thép 93,6%, Cảng hàng không 92%…

Chia sẻ về vấn đề này, ông Dương Thanh Hiền, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Mua bán nợ quốc gia (DATC) cho biết, việc thoái vốn ở các DN thua lỗ còn gặp rất nhiều khó khăn, ví dụ các nhà đầu tư muốn mua cả lô chứ không mua lẻ. “Tuy nhiên, việc bán theo lô chúng tôi chưa nhận được sự cho phép. Chúng tôi cũng đã có văn bản gửi lên Sở giao dịch chứng khoán là nếu không cho bán theo lô thì cho thuê, song vẫn chưa có câu trả lời. Tôi cho rằng đây là những rào cản trong việc thoái vốn của DN hiện nay”.

Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho rằng CPH không phải vấn đề bán, mà là quá trình thay đổi chất trong DN. Cần thay đổi nhận thức của người mua, nhất là người nước ngoài. Nếu người nước ngoài không thấy chiến lược phát triển của DN thì không ai dám mua.

“Mục tiêu xuyên suốt của Chính phủ là sẽ bán vốn Nhà nước tại các DNNN với giá phù hợp theo giá thị trường. Tuy nhiên, thị trường đang hoàn thiện, vì vậy cơ chế chính sách phải mở”, ông Tiến nói.

Theo thông tin từ ông Đặng Quyết Tiến, tới đây Chính phủ sẽ công bố công khai danh sách DN về việc Nhà nước nắm giữ bao nhiêu % cổ phần, như vậy vấn đề các “món ăn” của CPH sẽ được công khai. Đồng thời, sắp tới chúng ta sẽ thay đổi cách thức CPH và giá DN sẽ liên quan tới thị hiếu của nhà đầu tư.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
  • Cốc Bai: Trận vây ép dài nhất ở chiến trường Thừa Thiên Huế
  • Ngành Hải quan triển khai thi hành Bộ luật Dân sự
  • TIS: Những rủi ro tài chính từ số liệu tài chính quý III
  • Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
  • Trung tướng Lê Tự Đồng với chiến dịch giải phóng Huế
  • Cà Mau: Công bố thiên tai gây thiệt hại trực tiếp đối với nuôi trồng thuỷ sản
  • Casemiro bị thẻ đỏ hại MU, Erik ten Hag không mắng còn khen
推荐内容
  • Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
  • Kể chuyện Mỹ Thủy anh hùng
  • Diễn tập phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện Trung ương Huế
  • Chứng khoán phái sinh: Hợp đồng tương lai bật tăng mạnh nhờ động lực từ thị trường cơ sở
  • Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
  • Vướng mắc thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng xuất khẩu