Cùng với đó,ảnthịtrườngUPCoMsẽtăngtrưởlịch thi đấu sporting lisbon thanh khoản cũng đã tăng hơn gấp đôi so với cuối năm 2015, tuy nhiên, trong tương quan với mức tăng của vốn hóa, thanh khoản của UPCoM này cần tiếp tục được đẩy mạnh. Theo chia sẻ của lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), hiện nay, UPCoM đang làm tốt vai trò của mình và sang năm tới, thanh khoản của thị trường sẽ tiếp tục được đẩy mạnh.
Thanh khoản ở mức “chấp nhận được”
Thống kê cho thấy, quy mô thị trường UPCoM năm 2016 đã tăng trưởng rất nhanh, thậm chí có thể nói ở mức tăng đột biến. Chỉ trong 11 tháng qua, giá trị vốn hóa của sàn UPCoM đã tăng gấp 4 lần so với cuối năm 2015 (hơn 253 nghìn tỷ đồng/61 nghìn tỷ đồng). Giá trị vốn hóa của UPCoM còn tiếp tục tăng, bởi từ nay tới cuối năm, ngày nào cũng có DN chào sàn, thậm chí 4 DN/ngày. Như vậy, cuối năm, giá trị vốn hóa của UPCoM có thể đạt gần 13 tỷ USD. Lúc đó, giá trị vốn hóa UPCoM sẽ gấp đôi so với thị trường niêm yết của HNX hiện nay (khoảng 7 tỷ USD).
|
Về giá trị giao dịch, tính tới nay, giá trị giao dịch bình quân đã tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2015. Nhưng so với tiềm năng, dư địa tăng thanh khoản cho UPCoM là còn nhiều.
Tuy nhiên, nếu so sánh giữa các sàn với nhau (HSX, HNX và UPCoM), mức độ thanh khoản của cổ phiếu trên HNX (tính HNX và UPCoM) là có thể “chấp nhận được” ở mức tương đương với thị trường trên HSX. Cụ thể, giá trị vốn của trên HOSE hiện đạt khoảng 1.366 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 3 lần tổng giá trị vốn hóa của HNX và UPCoM (khoảng 400 nghìn tỷ đồng). Trong khi đó, giá trị bình quân giao dịch đạt 2.388 tỷ đồng/phiên và cũng gấp khoảng hơn 3 lần so với giá trị giao dịch bình quân của HNX và UPCoM (gần 700 tỷ đồng/phiên). Như vậy, giá trị vốn hóa của HOSE gấp 3 HNX và UPCoM, thì bình quân giao dịch cũng tăng gấp 3, nên mức độ thanh khoản của hai nhóm thị trường này là tương đương nhau.
Thị trường UPCoM ra đời và phát triển đúng định hướng
Theo thông lệ quốc tế, tất cả thị trường chứng khoán (TTCK) trên thế giới đều phân thành nhiều bảng giao dịch (các mảng thị trường nhỏ), với mức độ rủi ro khác nhau, để đáp ứng nhu cầu và khẩu vị rủi ro đa dạng của nhà đầu tư (NĐT).
Chẳng hạn, ở TTCK Nhật Bản cũng có một cấu trúc thị trường đa dạng. Để niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo, các công ty có 5 lựa chọn khác nhau: Bảng 1 và bảng 2 của thị trường chính (First & Second section), Mothers, JASDAQ (gồm JASDAQ tiêu chuẩn và JASDAQ tăng trưởng), và Tokyo Pro. Hay ở Hàn Quốc hiện có 3 sàn niêm yết cho các đối tượng khác nhau: KOSPI (DN có vốn hóa lớn nhất, tiêu chuẩn niêm yết, công bố thông tin chặt chẽ); KOSDAQ (DN quy mô trung bình); KONEX (DN chưa đủ điều kiện lên KOSDAQ). Dự kiến sắp tới, Hàn Quốc sẽ có thêm KSM (DN khởi nghiệp), hoặc TTCK Anh cũng có bảng giao dịch AIM (thị trường tăng trưởng) dành cho các DN vừa và nhỏ…
Xét về nội tại của Việt Nam, bên cạnh việc tuân theo thông lệ quốc tế, thị trường UPCoM ra đời còn có nhiều vai trò khác lớn hơn, đó là hỗ trợ cho quá trình cổ phần hóa (CPH). Thực tiễn cũng đã chứng mình rằng, sau CPH, DN cần lên sàn UPCoM là cần thiết. Vì mặc dù pháp luật đã cho phép DN được lựa chọn niêm yết thẳng ngay sau khi CPH; nhưng để đáp ứng điều kiện niêm yết về lợi nhuận hoặc thậm chí điều kiện là công ty cổ phần, thì DNNN CPH cũng cần khá nhiều thời gian, thậm chí tới hàng năm. Vì vậy, việc đưa DN vào UPCoM thực chất là giải pháp “mềm hóa”, giúp quá trình CPH minh bạch hơn, tăng tính thanh khoản và thu hút thêm NĐT. Bởi rõ ràng, khi DN lên sàn, cho dù chỉ ở UPCoM, thì cũng đều phải nâng cao tính minh bạch và chịu sự giám sát của nhiều cơ quan, NĐT...
TTCK, bao gồm cả UPCoM là một kênh xác định giá cổ phần để các DN thực hiện CPH, đồng thời thị trường cũng là một kênh hiệu quả để cơ quan nhà nước quản lý giám sát đối với DN; từ đó nâng cao trách nhiệm giải trình, quản trị công ty của DNNN. Có thể thanh khoản hiện chưa cao so với mức tăng của quy mô, nhưng rõ ràng khi DN lên UPCoM, tính thanh khoản được cải thiện rõ rệt và NĐT có thể mua bán cổ phần dễ dàng hơn.
Một lãnh đạo HNX cho biết, sang năm 2017, kỳ vọng thanh khoản của UPCoM sẽ tiếp tục có bước tăng trưởng. Theo đó, khi cơ chế tạo lập thị trường (maket maker) được chính thức áp dụng vào năm tới sẽ là một biện pháp để thị trường này tăng thanh khoản. Với quy định của pháp luật hiện nay, sang năm 2017, UPCoM chắc chắn đón thêm nhiều DN, do đó, theo lẽ tự nhiên “cung sẽ tạo cầu”. Mặt khác, nếu tính minh bạch trên thị trường tiếp tục nâng cao, thì thanh khoản từ đó cũng được thúc đẩy. Ngoài ra, HNX hiện đang nghiên cứu thêm cơ một số cơ chế giao dịch khác theo thông lệ quốc tế.
Duy Thái