Nhóm FLC vẫn mất thanh khoản Để đánh giá cường độ của làn sóng bán tháo đang diễn ra thì dễ nhất là xem số mã giảm sàn hàng ngày. Đỉnh điểm là phiên đầu tuần,ụcrịchbắtđáycổphiếurớtsàbảng xếp hạng scotland HoSE có 120 mã giảm hết biên độ, đại đa số là mất thanh khoản. Hôm qua số lượng giảm xuống còn 90 mã và hôm nay còn 48 mã. Mặt khác, tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm cũng cải thiện từ 1:0,12 lên 1:0,35 và hôm nay là 1:1,19. Nói cách khác, hôm nay số lượng cổ phiếu tăng giá đã nhỉnh hơn số lượng mã giảm. Số tăng kịch trần trong 3 phiên gần nhất cũng từ 3 mã lên 5 mã và hôm này là 25 mã. | Diễn biến phiên giao dịch VN-Index |
Kết hợp hai số liệu nói trên cho thấy đã có hiện tượng bắt đáy, không chỉ giúp nhiều cổ phiếu thoát cảnh giảm sàn mà còn quay đầu phục hồi tăng. Tuy nhiên không phải tất cả đều có thể đảo chiều thành công. Hôm nay sàn HoSE còn 48 mã sàn nghĩa rất nhiều cổ phiếu chưa được giải cứu. Thậm chí hơn 40 mã vẫn đang bị dư bán sàn và mất thanh khoản. Cổ phiếu “họ” FLC vẫn đang rất xấu: FLC giảm sàn với 45,5 triệu cổ dư bán sàn, ROS khoảng 60,1 triệu cổ, AMD hơn 13 triệu cổ, HAI gần 10,4 triệu... Nhóm cổ phiếu bất động sản đầu cơ cũng nằm trong số các mã “trắng bên mua”: CII dư bán sàn 19,4 triệu cổ; DRH dư sàn hơn 6 triệu cổ; DIG dư sàn 7,8 triệu; FCN dư sàn 7,1 triệu; LDG dư sàn 15,2 triệu, QCG dư sàn 5,1 triệu... Phía ngược lại, cũng có một số cổ phiếu bất động sản quay đầu tăng rất tốt. Ví dụ NTL, LHG, PHR kịch trần. Nhiều cổ phiếu ở các nhóm ngành khác nhau cũng tăng mạnh mẽ. Đặc biệt nhóm cổ phiếu hôm nay được bắt đáy rất mạnh và đồng loạt tăng. ART, FTS, TVS, VCI, VND đóng cửa ở giá kịch trần. Các mã như SSI, HCM, MBS, SHS, BVS tăng trên 4%. Thị trường đang dần cân bằngHiện tượng phân hóa trong nhóm cổ phiếu đầu cơ đang bị bán tháo thể hiện một nguyên lý trên thị trường, rằng các yếu tố cơ bản đến lúc nào đó sẽ phát huy tác dụng. Mặc dù cổ phiếu tăng quá nóng sẽ phải giảm để cân bằng, nhưng mã nào cân bằng trước lại là câu chuyện sự lựa chọn của dòng tiền. Cổ phiếu bất động sản là tâm điểm của con sóng đầu cơ vừa qua và cũng là tâm điểm của làn sóng bán tháo hiện tại. Tuy nhiên đến hôm nay một số mã bất động sản đã dừng đà giảm, số lớn thoát khỏi cảnh mất thanh khoản dù giá vẫn đỏ đậm. Ít nhất thanh khoản và giá cũng cho thấy đã có người mua và người bán gặp nhau, không còn cảnh giao dịch một chiều. Không phải cổ phiếu bất động sản nào tăng giá nóng vừa rồi cũng là do “bơm thổi” quá đà. Do dòng tiền đầu cơ quá mạnh nên giá tăng cao tất yếu sẽ bị xả hàng chốt lời. Cung cầu vận động có khả năng làm giá xoay quanh ngưỡng cơ bản hợp lý. Nhà đầu tư thông minh sẽ nhìn thấy điều đó và khi giá vượt quá cao sẽ bán và giá giảm quá thấp sẽ mua. Quan điểm đầu tư này giúp giá chỉ giảm đến một ngưỡng nào đó là được bắt đáy để dừng lại. Do đó yếu tố cơ bản cũng là câu chuyện cần chú ý khi đầu cơ cổ phiếu. Với nhóm blue-chips, hôm nay là một phiên giao dịch cân bằng. Vn30 vẫn là các mã giữ nhịp tích cực, dù không có nhiều mã lớn tăng mạnh để kéo chỉ số. VN-Index chốt phiên chỉ tăng 3,85 điểm hay 0,27%. Vn30-Index tăng 0,37%. Hiện tượng thoái lui của một số trụ ngân hàng là lý do khiến điểm số kém: BID giảm 2,78%, VCB giảm 0,91%, CTG giảm 2,17%, SHB giảm 6,07%, STB giảm 2,95%. Trong khi đó các trụ mạnh nhất lại tăng ít: VHM chỉ tăng 0,78%, VIC giảm 0,1%, VNM tham chiếu HPG giảm 1,14%... MSN là cổ phiếu mạnh nhất, tăng 3,8% nhưng khá lẻ loi. HSX | HNX | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | 16.214 tỷ đồng (-23%) | 558 triệu (-19%) | 1.720 tỷ đồng (-26%) | 98,8 triệu (+8%) |
|