【al ittihad – al-quwa al-jawiya】Cảnh báo thủ đoạn mới mạo danh cơ quan Bảo hiểm Xã hội để lừa đảo

Nhà cái uy tín 2025-01-25 23:59:22 8
Cảnh báo thủ đoạn mới mạo danh cơ quan Bảo hiểm Xã hội để lừa đảo
Ảnh chụp lại trên Facebook, trang cá nhân

Thủ đoạn mới

Gần đây, cơ quan BHXH huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh đã nhận được thông tin phản ánh của người dân về việc trong quá trình truy cập ứng dụng Facebook, đã có kẻ lừa đảo mạo danh cán bộ BHXH để lừa đảo số tiền khá lớn.

Cụ thể, chị T trong quá trình truy cập vào các trang mạng xã hội, thấy có trang Bảo hiểm Việt Nam cùng dòng chữ "Cung cấp dịch vụ Giải ngân trước hạn. 1. Làm lại sổ BHXH - 2. Hỗ trợ giải ngân hồ sơ quá hạn". Do nghe nói đóng BHXH thì khi sinh đẻ sẽ được nhận tiền trợ cấp thai sản mà không biết quy định là phải đóng đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh, nên mặc dù đã nghỉ việc hơn một năm sau đó mới có bầu, sinh con, chị T vẫn đinh ninh rằng mình còn khoản tiền trợ cấp thai sản đã quá thời hạn mà chưa rút. Vì vậy, chị T đã kích vào mục “Gửi tin nhắn” để tìm hiểu và nhận được tin nhắn qua ứng dụng Messenger với nội dung liên hệ với chuyên gia về bảo hiểm để được tư vấn qua Zalo. Nhận được tin nhắn trên chị T đã chủ động kết bạn với tài khoản Zalo tên "Lương Uyên" sau đó người này đồng ý và tự giới thiệu là “chuyên viên của BHXH Việt Nam”.

Điều đáng nói là trước đó, chị T đã tới cơ quan BHXH huyện để hỏi về khoản tiền trợ cấp thai sản và được chuyên viên BHXH huyện giải thích kỹ càng về việc trường hợp của chị không đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật nhưng chị T vẫn muốn tìm cách lách luật để được hưởng quyền lợi. Nắm bắt được tâm lý này của người lao động, đối tượng sử dụng những ngôn ngữ, cách giải thích đánh trúng vào tâm lý của người lao động như “quá hạn”, “trước hạn”, “trường hợp đặc biệt”, “lên Bộ Lao động làm đơn”… khiến cho người lao động tin tưởng nhưng lại “thấy khó” quá mà chấp nhận “làm dịch vụ”.

BHXH.TP Hồ Chí Minh cho biết, để tăng thêm độ tin cậy, chuyên viên BHXH giả mạo còn dùng thông tin cá nhân của chị T, lập một danh sách chi tiền cho chị T có đóng dấu mộc đỏ, chụp hình gửi qua khiến chị T hoàn toàn bị thuyết phục và quyết định chuyển tiền.

Sau khi lấy được lòng tin bước đầu, chuyên viên BHXH giả mạo yêu cầu chị T cung cấp thông tin cá nhân, chụp hình căn cước công dân và tài khoản ngân hàng để chuyển tiền giải quyết chế độ thai sản cho chị T là 17.706.000 đồng, nhưng nói rằng số tiền không được chi trả một lần mà theo quy định là phải chia thành 5 lần. Mỗi lần giải ngân chị T phải chuyển khoản cho chuyên viên BHXH giả này với số tiền là 820.000 đồng được gọi là phí giải quyết hồ sơ vào số tài khoản mà chuyên viên này cung cấp. Tức là tổng số tiền “lệ phí” lên tới 4.100.000 đồng, được đối tượng lừa đảo chia nhỏ nhằm tạo hiệu ứng tâm lý chi phí rẻ hơn đồng thời thăm dò “con mồi”.

Cảnh báo thủ đoạn mới mạo danh cơ quan Bảo hiểm Xã hội để lừa đảo
Ảnh chụp lại trên Facebook, trang cá nhân

Để tăng thêm độ tin cậy, chuyên viên BHXH giả mạo còn dùng thông tin cá nhân của chị T, lập một danh sách chi tiền cho chị T có đóng dấu mộc đỏ, chụp hình gửi qua khiến chị T hoàn toàn bị thuyết phục và quyết định chuyển tiền.

Khi đã chuyển tiền “lệ phí” cho lần giải ngân thứ nhất qua ứng dụng Banking, khoảng 10 phút sau chị T nhận được tin nhắn yêu cầu chị kiểm tra lại thông tin cá nhân của mình để “chuyên viên” đó chuyển tiền giải ngân vào tài khoản cho chị. Xác nhận các thông tin đã đúng, “chuyên viên BHXH giả mạo” này tiếp tục yêu cầu chị T chuyển thêm vào tài khoản đã cung cấp trước đó 4 lần số tiền 820.000 đồng để được nhận đủ toàn bộ số tiền ngay trong ngày.

Cảnh báo hành vi lừa đảo

Thấy khả nghi nên chiều cùng ngày chị T tìm đến cơ quan BHXH huyện Cần Giờ nhờ tư vấn và biết mình đã bị lừa. Sau đó, đối tượng lừa đảo cũng đã xóa tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội. Mặc dù vậy, vẫn còn rất nhiều tài khoản mạng xã hội lừa đảo có nội dung tương tự vẫn tiếp tục được các đối tượng lừa đảo lập ra và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người lao động.

Trước vụ việc trên, BHXH Thành phố cảnh báo: Việc đối tượng tự xưng là người của cơ quan BHXH để giải quyết chuyển tiền giải ngân việc hưởng các chế độ BHXH và trao đổi qua các trang mạng xã hội như messenger, zalo, viber, v.v... cho người dân để thông báo các nội dung trên là lừa đảo. Hiện nay, cơ quan BHXH không triển khai bất kỳ hình thức giải quyết thanh toán chi trả các chế độ BHXH qua các trang mạng xã hội cho người dân, thông báo việc họ cung cấp thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng để chuyển khoản giải ngân tiền chế độ BHXH như thông tin người dân phản ánh ở trên.

Trong trường hợp nhận được các cuộc gọi tin nhắn như trên, cần báo ngay cho cơ quan công an để xử lý, hoặc thông báo trực tiếp đến cơ quan BHXH gần nhất trên địa bàn thành phố hoặc số hotline của BHXH Việt Nam 1900.9068 để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp kịp thời./.

BHXH TP. Hồ Chí Minh khuyến nghị, người dân cần nâng cao cảnh giác khi vào các trang mạng xã hội giả cơ quan BHXH và cá nhân tự xưng là người của cơ quan BHXH tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào của các đối tượng, nhất là không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại, qua zalo, viber, hoặc messenger.

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/570c298783.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định

Xe điện giá rẻ hơn xe máy, đi 60km/lần sạc

Top trải nghiệm 'vui quên lối về' tại 'Ngày hội Xanh' 2024

Bị 'tra tấn' không thương tiếc, pin xe điện vẫn chạy như mới

Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ

3 ý tưởng tái chế giấy phế liệu giúp bảo vệ môi trường

Phó Thủ tướng: Bà Rịa

Dự án năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới đang được xây dựng ở Ấn Độ

友情链接