【kết quả cúp bóng đá c1】Nghịch cảnh người làm lãi ít, người “buôn" lãi nhiều
Chiết khấu cao
Trong hệ thống bán lẻ, hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng còn đi qua nhiều khâu trung gian. Điển hình là mặt hàng thịt lợn thời gian qua, giá thịt lợn hơi giảm sâu, DN cung ứng hàng cũng phải hạ giá song giá bán lẻ tại một số siêu thị đến tay người tiêu dùng vẫn cao ngất ngưởng. Nhẩm tính sơ sơ, thịt lợn đến tay người tiêu dùng cũng phải qua 4-5 cầu (trang trại, người chăn nuôi đến thương lái thu gom, lò giết mổ, thương lái chuyên mua thịt móc hàm, nhà bán lẻ rồi mới đến người tiêu dùng). Theo mỗi khâu ấy, chi phí lại đội lên và “chui” vào giá bán. |
Là DN chuyên cung cấp thịt gà, thịt lợn vào hệ thống siêu thị, hệ thống trường học nhiều năm nay nhưng khi được hỏi về việc đưa hàng vào siêu thị, bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Công ty TNHH Minh Hiền đã thẳng thắn cho biết: “Hệ thống siêu thị đầu tư nhiều nhưng họ ăn lãi cao. Tôi rất bức xúc khi cung cấp hàng cho hệ thống siêu thị”. Vị này dẫn chứng, vừa qua, giá thịt lợn hơi đã giảm rất sâu, hợp đồng DN ký kết với trang trại chăn nuôi đã giảm 20% và DN khi đưa hàng vào một số siêu thị cũng đã giảm 27% nhưng thực tế giá bán tại siêu thị chưa rẻ. Thêm nữa, DN khi đưa hàng vào hệ thống siêu thị, DN còn phải chiết khấu, phí tham gia các chương trình khác.
Nói về mức chiết khấu, bà Hiền cho biết, mức chiết khấu trên giấy tờ của một số siêu thị thực tế chỉ từ 3-5% nhưng còn nhiều loại chiết khấu khác không có trên văn bản, hợp đồng. Cộng chung lại, mức chiết khấu này phải lên tới hơn 10% và “đây là mức chiết khấu cao”.
Không chỉ chịu mức chiết khấu cao mà DN này còn gặp phải tình trạng nợ tiền rất lâu, có những hệ thống siêu thị còn nợ tới 3 tháng, 4 tháng không trả. “Chúng tôi đi đòi nợ mà như cãi nhau, không ít lần chúng tôi nhận được câu trả lời ‘chưa có ngày hẹn, nói gì mà nói nhiều thế’. Thậm chí đòi nhiều lần họ còn gửi công văn đến dọa cắt hợp đồng”, bà Hiền phân trần. Tuy nhiên, mục tiêu ban đầu của DN là không bán lẻ, bán ở các chợ nên nếu không cung cấp vào siêu thị thì DN này cũng gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm. “Chúng tôi vẫn phải ‘nghiến răng’ làm, lãi 2-3% cũng phải chấp nhận vì đã đầu tư nhà xưởng, đồng thời để người lao động có công ăn việc làm”, bà Hiền nói tiếp.
Cũng đang đưa hàng vào hệ thống các siêu thị, ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) thông tin, tại hệ thống siêu thị Big C, muốn đưa 1 mã hàng vào phải tốn 19.750.000 đồng, đưa vào Big C Express tốn thêm 250.000 đồng. “Thật là khó khăn cho DN thuần Việt nhất là DN vừa và siêu nhỏ”, ông Hiến nói. Khi được hỏi “mức chiết khấu như vậy là cao hay thấp?”, ông Hiến cho rằng: “Đây là mức chiết khấu cao. Mức chiết khấu này chỉ có thể chịu được với những DN bán doanh số lớn mới bù đắp được”.
Liên kết
Về phía siêu thị, theo ông Nguyễn Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc Big C Thăng Long, Big C luôn tạo điều kiện cho DN, quy định rõ tiêu chí để DN đáp ứng đúng quy định, có chính sách thuận lợi, hỗ trợ trưng bày, khuyến mại, giảm giá, dùng thử, tặng kèm để thu hút khách nhiều hơn. “Chúng tôi vẫn nói với các nhà cung cấp của mình rằng, hàng hóa vào Big C không khó nhưng để tồn tại và phát triển, phục vụ tốt nhu cầu khách hàng của Big C là khó vì nhiều hàng hóa Việt chưa xây dựng thương hiệu tốt, hình ảnh thân quen với khách hàng. Siêu thị chỉ hỗ trợ trưng bày, bán hàng hóa, còn khách hàng có lựa chọn sản phẩm không là quyền của khách hàng”, ông Dũng nói.
Mặc dù chủ trương, chính sách của hệ thống siêu thị là công bằng với các DN, thế nhưng để vào được siêu thị hay không lại còn phụ thuộc vào “lợi thế” của mỗi DN.
Theo ông Hiến, DN FDI sản xuất tại Việt Nam cũng là “made in Vietnam” nhưng họ có lợi thế nhiều hơn. Hình ảnh sản phẩm của họ nằm trên quầy kệ thường ở vị trí ưu tiên, đầu kệ. “Điều này hoàn toàn nằm ngoài tầm với các của DN nhỏ và siêu nhỏ”, ông Hiến nhận xét. Chính vì thế, sự liên kết của các DN trong nước rất quan trọng, không chỉ giúp giảm giá thành, chi phí logistics thấp… mà còn tạo thế mạnh để DN có tiếng nói với đối tác, tức là hệ thống siêu thị, từ đó phân tích cho đối tác biết rằng DN có chịu đựng được “sức ép” từ phía siêu thị được hay không. Ông Hiến cho hay: “Bài toán liên kết nhằm tạo ra đối trọng để tiếng nói của DN được siêu thị lắng nghe. Khi có liên kết, dứt khoát sẽ mang lại lợi ích cho DN thuần việt. Chúng tôi dù có tiềm lực để chịu được mức chiết khấu mà nhiều siêu thị đang áp dụng nhưng rõ ràng nếu làm vậy DN cũng chỉ hoạt động đơn lẻ”.
Câu chuyện một nhóm DN thủy sản thuộc Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) đã đồng loạt phản ứng, dọa sẽ ngưng cung cấp hàng cho một hệ thống siêu thị nước ngoài nếu nhà bán lẻ đó tiếp tục tăng chiết khấu, đã phần nào mang lại hiệu quả, buộc nhà bán lẻ phải ngồi lại đàm phán với các nhà cung cấp và cam kết không tăng chiết khấu.
Song, sự liên kết này mới chỉ là một mắt xích trong chuỗi cung ứng hàng hóa mà thôi. Để giữ được hệ thống bán lẻ, thì cần có sự liên kết trong cả chuỗi cung ứng đó, tức là từ người sản xuất cho đến DN phân phối, DN bán lẻ phải tạo thành một chuỗi khép kín. Tuy nhiên, theo bà Hiền, việc liên kết giữa DN phân phối với nhà sản xuất đã làm được nhưng mối liên kết giữa DN phân phối với DN bán lẻ dường như không làm được bởi ai cũng tính đến lợi nhuận đầu tiên. “Liên kết giữa nhà phân phối với siêu thị khó lắm. Siêu thị họ có quyền”, bà Hiền chia sẻ.
Chưa kể, hiện nay, trong hệ thống bán lẻ, hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng còn đi qua nhiều khâu trung gian. Điển hình là mặt hàng thịt lợn thời gian qua, giá thịt lợn hơi giảm sâu, DN cung ứng hàng cũng phải hạ giá song giá bán lẻ tại một số siêu thị đến tay người tiêu dùng vẫn cao ngất ngưởng. Nhẩm tính sơ sơ, thịt lợn đến tay người tiêu dùng cũng phải qua 4-5 cầu (trang trại, người chăn nuôi đến thương lái thu gom, lò giết mổ, thương lái chuyên mua thịt móc hàm, nhà bán lẻ rồi mới đến người tiêu dùng). Theo mỗi khâu ấy, chi phí lại đội lên và “chui” vào giá bán.
(责任编辑:World Cup)
- ·Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- ·Ngành Dự trữ Quốc gia: Nối tiếp truyền thống vẻ vang
- ·Đường Hồ Chí Minh đã cơ bản hoàn thành quyết toán
- ·Giá xăng dầu hôm nay 17/1/2024 đi xuống do USD tăng mạnh
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·Hàng Việt Nam vào hệ thống 270 siêu thị Singapore
- ·Bước chuyển mình mãnh mẽ của ngành Dự trữ Quốc gia
- ·Quyền lực Á hậu Dương Trương Thiên Lý, bà chủ DN từ bất động sản đến giáo dục
- ·Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·Đồng Tháp quy định lại mức thu 4 loại phí tài nguyên
- ·iPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?
- ·3 nhóm hàng chính tác động lớn đến số thu ngân sách của Hải quan TPHCM năm 2024
- ·Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 42%
- ·Xuất khẩu thuận lợi nhờ điều chỉnh tỷ giá
- ·Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- ·Điều đồng, bổ nhiệm ông Lê Xuân Thắng giữ chức Phó Cục trưởng Cục Hải quan An Giang
- ·Cục Thuế Phú Thọ: Phấn đấu vượt thu hơn 3.700 tỷ đồng
- ·Chung tay chăm lo sự nghiệp giáo dục
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Doanh nghiệp sẽ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa