当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【soi kèo trung quốc】Hướng tới livestream bán nông sản sang Trung Quốc

【soi kèo trung quốc】Hướng tới livestream bán nông sản sang Trung Quốc

2025-01-11 09:53:53 [World Cup] 来源:Empire777
Doanh nghiệp tìm hướng XK tôm hùm chính ngạch sang Trung Quốc Tập trung xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc
Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm
Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm

Chia sẻ tại tọa đàm: “Thúc đẩy bán hàng online qua các nền tảng trực tuyến cho cộng đồng doanh nông trẻ và các chủ thể OCOP” vào sáng 15/11, trong khuôn khổ diễn đàn Mekong Connect 2023, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ tháng 3/2023, Bộ đã giao Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp ký kết chương trình phối hợp với TikTok Việt Nam.

Với sự hỗ trợ, song hành của TikTok Việt Nam, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động như kết nối với các địa phương tổ chức các phiên chợ OCOP. Đến nay đã có 24 phiên chợ OCOP ở 24 địa phương với 700 phiên livestream sản phẩm được tổ chức, thu về 100 tỷ đồng, bình quân mỗi phiên đạt 130-150 triệu đồng. “Với nhãn hàng phi nông sản thì đó là con số khiêm tốn, nhưng với nông sản thì đã là con số lớn” – ông Tiến cho biết.

Theo đó, ở mỗi địa phương sẽ lựa chọn một nhà bán hàng trực tiếp với địa phương đó để khai thác được niềm tự hào, sự gắn bó của mỗi người bán hàng với mỗi địa phương. Sự tương tác trong phiên livestream giữa người bán hàng và những người theo dõi làm cho họ hiểu thêm về sản phẩm, từ đó tạo ra được những câu chuyện mới, tạo ra cảm xúc mới. Có hơn 3 triệu lượt xem cho tất cả các clip làm từ tháng 3 đến tháng 11/2023.

Trước đây khi truyền thông làm hội chợ, mỗi ngày lượt xem chỉ trên dưới 1 vạn, 3 ngày 3 vạn người xem, nhưng nay trong các buổi livestream TikTok shop có thời điểm một buổi có tới 30 vạn người xem. Như vậy hiệu ứng lan toả rất tốt. Ở thời điểm này, theo thống kê có 300 triệu người xem livestream. Hashtag #Ocop khi mới đưa ra không có mấy người xem, nhưng hiện đã có đến 1,1 tỷ triệu người click vào xem OCOP. Như vậy ở đây, giá trị về mặt kinh tế, giá trị về mặt lan toả, hiệu ứng xã hội rất tốt.

Từ kết quả tích cực đã đạt được, ông Tiến đánh giá hiện còn rất nhiều dư địa mà các sản phẩm nông nghiệp nông thôn có thể phát triển. Thậm chí, hoạt động livestream bán hàng được kỳ vọng sẽ không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước mà có thể tiến tới livestream bán sang thị trường Trung Quốc.

“Chúng tôi đã thí điểm, hướng tới thuê kho ngoại quan ở các địa phương nằm sâu trong nội địa Trung Quốc để đưa các sản phẩm của Việt Nam sang tập kết tại kho. Trước hết tập trung ở các mặt hàng nông sản chế biến như yến, trái cây chế biến, rau củ quả, gạo, cà phê…, sau này khi đẩy mạnh được hệ thống logistics tốt hơn thì sẽ mở rộng sang sản phẩm trái cây tươi” - ông Tiến cho biết.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cũng nhìn nhận, hiện đang có một cuộc chạy đua rất tích cực giữa các chương trình livestream giữa các công ty và cả các cá nhân là người bán hàng ở các shop tại gia. “Không khí mà sôi động này cho chúng ta một niềm vui, một niềm hi vọng mới trong bối cảnh tình hình mua sắm ở trên thị trường đang trầm lắng” – bà Hạnh chia sẻ.

Ở góc độ người bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử, Phạm Ngọc Anh Tùng, sáng lập Sàn thương mại điện tử Foodmap cho biết, hoạt động bán hàng chính là chìa khóa cho sự liên kết. Nếu không bán được hàng, mọi sự liên kết đều sẽ lỏng lẻo và không bền chặt. Chính vì vậy, kể từ khi bắt đầu khởi nghiệp vào năm 2018 đến nay, Foodmap luôn tập trung vào vấn đề giải quyết đầu ra cho nông sản. Đến nay, sàn Foodmap đang bán hơn 1.000 sản phẩm của gần 500 nhà sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Thúy Phượng, Viện trưởng Viện Ứng dụng Khoa học công nghệ và Đào tạo Mekong cũng chia sẻ một câu chuyện khá thành công tại tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, Đồng Tháp có 5 ngành hàng nông nghiệp là sen, xoài, lúa gạo, cá tra và hoa kiểng. Với mỗi ngành hàng này, các bạn trẻ có năng khiếu được lựa chọn để đồng hành cùng các hội quán, hợp tác xã để thúc đẩy việc bán hàng qua thương mại điện tử.

“Bản thân người bán hàng cũng cần có sự bảo chứng cho sản phẩm của mình. Nên khi có sự tham gia của người nông dân, uy tín sản phẩm sẽ được tăng lên. Nhờ đó, sự kết hợp này đã mang lại hiệu quả rất tốt” – bà Phượng chia sẻ.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读