【kết quả u23 hàn quốc】4 "chìa khóa" để mở thị trường Liên minh Á
Kim ngạch khiêm tốn
TheìakhóaampquotđểmởthịtrườngLiênminhÁkết quả u23 hàn quốco đánh giá của các chuyên gia, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 bên có thể đạt 10-12 tỷ USD vào năm 2020, gấp gần 3 lần so với năm 2014, ước kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á-Âu tăng khoảng 18-20% hàng năm. |
“So với tổng giá trị ngoại thương của Việt Nam ở mức trên 300 tỷ USD và 900 tỷ USD của Liên minh thì đây rõ ràng là con số hết sức khiêm tốn", ông Vượng nhận định.
Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á- Âu đã tiến tới ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA), với việc hai bên cam kết cắt giảm thuế quan cho gần 90% các dòng thuế và tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực như phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ, quản lý hải quan, các rào cản kỹ thuật... Đây sẽ là khuôn khổ pháp lý để các doanh nghiệp Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á- Âu tăng cường, mở rộng hợp tác kinh tế thời gian tới.
Thực tế điều kiện để mở rộng thương mại giữa 2 bên đã có như cơ cấu hàng hoá có tính bổ sung cho nhau, sự quan tâm của lãnh đạo cao cấp, sự năng động của doanh nghiệp... Song theo lãnh đạo Bộ Công Thương, quan hệ hai bên còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng.
Nguyên nhân của việc “không tương xứng với tiềm năng”, theo ông Dương Hoàng Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) là do một số rào cản chính như thuế quan, thủ tục hành chính, rào cản kỹ thuật, ngôn ngữ, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Ông Minh dẫn chứng, với mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Liên minh Kinh tế Á- Âu, chỉ có hơn 20 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu. Ít là bởi theo ông Minh, hiện các nước trong Liên minh sử dụng hệ thống kiểm soát chất lượng kế thừa quy chuẩn của Liên Xô cũ. Khi một quốc gia có hệ thống quản lý chất lượng tương đương hoặc bằng các nước trong khối liên minh thì doanh nghiệp được cơ quan quản lý xác nhận đủ điều kiện xuất khẩu. Do chưa đạt yêu cầu của phía đối tác nên có ít doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu.
Tuy nhiên, một hướng mở cho doanh nghiệp thời điểm này là phía Liên minh sẽ đi kiểm tra trực tiếp từng doanh nghiệp để xác minh điều kiện cho phép doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này.
4 điều cần chú ý
Không thể phủ nhận những tiềm năng mà FTA Việt Nam- Liên minh Kinh tế Á- Âu mang lại cho Việt Nam, giúp Việt Nam và Liên minh tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Theo đánh giá của các chuyên gia, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 bên có thể đạt 10-12 tỷ USD vào năm 2020, gấp gần 3 lần so với năm 2014, ước kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh tăng khoảng 18-20% hàng năm.
Do đó, ông Hoàng Quốc Vượng cho rằng, thời gian tới cần đẩy nhanh tiến trình phê chuẩn FTA, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên hợp tác đầu tư trên lãnh thổ của nhau.
Tuy nhiên những cơ hội này mới chỉ là tiềm năng và muốn biến những cơ hội này thành hiện thực, ông Dương Hoàng Minh khuyến cáo, doanh nghiệp cần phải lưu ý 4 vấn đề.
Thứ nhất,cần nghiên cứu kỹ các quy định và cam kết của hiệp định để có thể thụ hưởng một cách hiệu quả các ưu đãi, đồng thời chuẩn bị kế hoạch nâng cao khả năng cạnh tranh để phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế quan.
Thứ hai,khoảng cách địa lý là một trở ngại đáng kể và các doanh nghiệp VIệt Nam cần phải khảo sát kỹ lưỡng các tuyến đường phương tiện vận tải và kho tàng bến bãi để đảm bảo có chi phí cạnh tranh nhất.
Thứ ba,hiện nay khâu thanh toán song phương có phần gặp khó khăn. Các doanh nghiệp cần có quan hệ chặt chẽ với ngân hàng, tìm hiểu kỹ những dự án hợp tác song phương trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đặc biệt là dự án thanh toán bằng đồng nội tệ do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương Nga để giải quyết những khó khăn trong khâu thanh toán.
Thứ tư,Liên minh Kinh tế Á-Âu là thị trường có yêu cầu cao về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Vì vậy, để khai thác thành công thị trường này các nhà xuất khẩu Việt Nam phải đạt trình độ kỹ thuật phù hợp, trong đó có việc học tập và nâng cao trình độ tiếng Nga, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh.