【bxh bóng đá argentina】Cú sốc năng lượng toàn cầu
作者:Nhà cái uy tín 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 06:12:38 评论数:
Xung đột Nga – Ukraine: Hai chiều tác động đến doanh nghiệp Việt | |
Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu phải tạm ngừng do chiến sự Nga- Ukraine | |
Khủng hoảng năng lượng khiến công nghiệp nặng châu Âu điêu đứng |
Nga cảnh báo giá dầu có thể lên tới tới 300 USD/thùng |
Đối với Mỹ, những thách thức về nguồn cung năng lượng là không cao bởi nước này đã trở thành nhà xuất khẩu ròng hydrocarbon vào năm 2020, không mua khí đốt và mua rất ít dầu của Nga. Tuy nhiên, trên thực tế, kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine ngày 24/2, kéo theo đó là các biện pháp trừng phạt-đáp trả của Mỹ và phương Tây với Moskva, giá dầu thế giới đã tăng hơn 30%. Bởi vây, việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt trực tiếp nhằm vào ngành năng lượng - vốn là “trái tim” của nền kinh tế Nga - được đánh giá sẽ tạo ra nhiều rủi ro, mặc dù dầu thô và sản phẩm hóa dầu từ Nga chỉ chiếm 8% tổng lượng nhập khẩu nhiên liệu dạng lỏng vào Mỹ. Tác động thấy rõ nhất là lệnh cấm nhập khẩu trên có thể khiến giá dầu tại Mỹ và thế giới vốn đã cao ngất ngưởng tiếp tục đà đi lên. Mỹ ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga đồng nghĩa là tự cắt đi 8% nguồn cung hằng năm, con số không quá lớn song không dễ bù đắp ngay lập tức.
Trong khi đó, ở phía bên kia Đại Tây Dương, nơi nguồn cung năng lượng phần lớn phụ thuộc vào Nga, thì đây là một thực tế khó khăn, mặc dù mức độ ảnh hưởng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng quốc gia. Ví dụ, Anh, ngay sau tuyên bố của đồng minh Mỹ, cũng đã thông báo sẽ ngừng nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga vào cuối năm nay.
Về phía Liên minh châu Âu (EU), một lệnh cấm vận là điều không muốn, một số quốc gia trong đó có Đức thậm chí đã phản đối điều này. Tuy vậy, Ủy ban châu Âu cũng đã tiết lộ kế hoạch cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga vào EU trong năm nay. Tuy nhiên, việc thực hiện biện pháp này không mấy dễ dàng. Theo tạp chí Forbes, châu Âu nhập 40% lượng khí đốt và 25% lượng dầu thô từ Nga. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho rằng việc cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, nếu được triển khai, có thể khiến một số hoạt động kinh tế của Đức gặp khó khăn. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cũng cảnh báo rằng đưa việc cấm các công ty châu Âu hợp tác với Nga ngay lập tức có thể gây ra những hậu quả to lớn cho châu lục, bao gồm Ukraine và toàn thế giới. Thủ tướng Bulgaria Kiril Petkov tuyên bố không thể ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga, cảnh báo các nước thành viên EU sẽ "trải qua khó khăn lớn" nếu thực hiện điều này. Bản thân Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng thừa nhận rằng mục tiêu giảm phụ thuộc của EU vào năng lượng của Nga trong thời gian ngắn sẽ rất khó khăn.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga phụ trách Năng lượng Alexandre Novak đã đe dọa về khả năng ngừng cung cấp khí đốt cho EU và cho rằng "việc từ chối mua dầu của Nga" có nguy cơ đẩy giá dầu lên trên ngưỡng 300 USD/thùng.