Không phải “điểm nóng”
Vào thời điểm 8/2014,ănhóaKinhđôlàràochắnvớilinhvậtngoạxếp hạng 2 tây ban nha ngay khi nhận được Công văn 2662 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao tiến hành kiểm tra các đình, chùa, di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra, hầu hết các di tích, đình, chùa ở Huế đều không sử dụng linh vật ngoại lai. Chỉ một vài cơ sở lưu trú, nhà hàng, nhà dân có sử dụng linh vật ngoại lai là tượng sư tử.
Tượng con voi ở Trung tâm Văn hóa Huyền Trân
Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao, ông Nguyễn Văn Hà, cho hay: “Chúng tôi đã vận động Ban quản lý các di tích, đình chùa sử dụng các tượng linh vật thuần Việt, loại bỏ ra khỏi di tích các hiện vật không có trong danh mục hồ sơ xếp hạng di tích, không sử dụng, nhận cung tiến những linh vật, vật phẩm lạ không phù hợp với văn hóa tín ngưỡng của dân tộc. Với một số cơ sở lưu trú, do chưa nắm được các thông tin, quy định có trưng bày linh vật lạ, ngoại lai kiểu dáng không phù hợp, chúng tôi đã vận động di dời và họ vui vẻ chấp hành”.
Sở Văn hóa và Thể thao đã đề nghị UBND các huyện, thị xã, TP. Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn liên quan thực hiện tuyên truyền, vận động không sử dụng, cung tiến biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục đến các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Vũ Minh Tú, Phó phòng Quản lý Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao cho hay: “Sau 3 năm triển khai thực hiện, trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng nêu trên tại các di tích, công trình và khu vực công cộng”.
Văn hóa Kinh đô là rào chắn
Theo TS. Trần Đình Hằng, Phân Viện Trưởng Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, Huế không phải là “điểm nóng” sử dụng linh vật ngoại lai là nhờ ảnh hưởng của văn hóa Kinh đô trở thành nếp truyền thống nên chính người Huế không muốn thay đổi. Những linh vật ngoại lai được chế tác với quy mô to lớn, đầy tính trấn áp, khác với tinh thần Việt: mềm mại, hài hòa, không phô diễn mà thể hiện tinh hoa, tế nhị. Vì thế, những gì thuộc về chất liệu mới lạ, những hình khối to lớn đặt ở Huế không hợp, không tương thích với các công trình kiến trúc nghệ thuật mà Kinh đô Huế tạo ra suốt chiều dài lịch sử.
Ông Trần Đình Hằng nhấn mạnh: “Những biểu tượng linh vật trong các di tích Huế trên điêu khắc, trên kiến trúc nghệ thuật đến bây giờ vẫn còn rất rõ. Không việc gì Huế đang có một di sản điển hình, tinh hoa như vậy mà lại “ôm” về những linh vật mới lạ không bằng cái cũ. Khi những giá trị mới ngoại lai trong suy nghĩ của họ không bằng giá trị họ đang có nên “sức đề kháng” rất tốt. Phần lớn ở các di tích, đình, chùa, miếu trang trí hai con nghê hoặc hai con rồng cách điệu, ít khi dựng vào đó hai con sư tử để khoe khoang, trấn áp. Đó là tinh thần tế nhị và khoan hòa của người Việt”.
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã có Công văn 352 giới thiệu các mẫu tượng linh vật của Việt Nam để phân biệt và phục vụ công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra xử lý thực hiện không trưng bày biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tiễn và báo cáo của các huyện, thị xã, TP. Huế, việc phân biệt các loại biểu tượng, sản phẩm, linh vật ngoại lai, nguồn gốc xuất xứ của chúng cũng như tuyên truyền, vận động sử dụng các sản phẩm, biểu tượng, linh vật truyền thống thuần Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Vũ Minh Tú cho hay: “Danh sách hình ảnh kèm theo công văn trên chỉ mới giới thiệu 3 mẫu tượng linh vật truyền thống: Sấu, sư tử, nghê nên các cán bộ làm văn hóa tại địa phương chưa thể nắm bắt được hết những biểu tượng, sản phẩm, linh vật truyền thống khác của Việt Nam. Các sản phẩm ngoại lai không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam chưa được tổng hợp thành danh sách cụ thể để các địa phương đối chiếu, phân biệt”.
Hiện nay, vẫn còn một bộ phận người dân (có cả cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước) không biết, không phân biệt được tượng, hiện vật ngoại lai, nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm ngoại lai với các sản phẩm truyền thống của Việt Nam. Thêm nữa, nhiều người dân không biết việc cúng tiến tượng linh vật, đồ thờ vào di tích lịch sử văn hóa mà chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý Nhà nước là vi phạm Luật Di sản văn hóa.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc triển khai Công văn 2662 trong đời sống một cách hiệu quả, trong thời gian tới, Sở Văn hóa và Thể thao kiến nghị cần nghiên cứu, tổng hợp và ban hành danh mục hệ thống biểu tượng, sản phẩm, linh vật truyền thống của Việt Nam một cách khoa học (hình ảnh, nội dung về giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, phương thức trang trí, sử dụng…) hoặc bộ tiêu chí phân biệt cụ thể giữa biểu tượng, sản phẩm, linh vật truyền thống của Việt Nam với biểu tượng, sản phẩm, linh vật ngoại lai không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Đồng thời, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyền truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang mạng xã hội.
Bài, ảnh: Minh Hiền
顶: 26987踩: 77
【xếp hạng 2 tây ban nha】Văn hóa Kinh đô là rào chắn với linh vật ngoại lai
人参与 | 时间:2025-01-25 11:47:34
相关文章
- Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- Hai phụ nữ thản nhiên dừng xe giữa đường để tâm sự
- 'Người cha' nơi sân trường luôn 'sưởi ấm' trái tim cậu học trò thiệt thòi
- Nghệ An: Khẩn trương ổn định việc dạy và học sau trận mưa lũ lịch sử
- Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
- 10 lưu ý khi chọn mua SUV hoặc crossover cỡ lớn
- Cú “huých” từ Vietnam Motor Show 2012
- Rùng mình cảnh 'xe điên' ngược chiều trên cao tốc Hà Nội
- HLV Kim Sang
- Hãng xe siêu sang Rolls
评论专区