Ấn Độ điều tra chống trợ cấp ván sợi bằng gỗ từ Việt Nam | |
Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng vụ gian lận xuất xứ gỗ dán xuất Mỹ | |
Hàng Trung Quốc “núp bóng” hàng Việt xuất Mỹ,ànQuốcđiềutrachốngbánphágiágỗdánViệbxh bd dan mach 3 Bộ cùng lo ngại |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Sản phẩm bị yêu cầu điều tra là các sản phẩm gỗ dán (Plywood) thuộc các mã HS: 4412.31.4011; 4412.31.4019; 4412.31.4021; 4412.31.1029; 4412.31.5010; 4412.31.6010; 4412.31;6090; 4412.31.7010; 4412.31.7090; 4412.33.4010; 4412.33.4020; 4412.33.5000; 4412.33.6000; 4412.33.7000; 4412.34.4020; 4412.34.5000; 4412.34.6000; 4412.34.7000; 4412.39.9000; 4412.99.6000; 4412.99.9100; 4412.99.4100; 4412.99.5100.
Thời kỳ điều tra là từ ngày 1/7/2018 – 30/6/2019.
Thông thường, thời gian để tiến hành điều tra vụ việc chống bán phá giá là 12 tháng (kể từ ngày khởi xướng) và có thể gia hạn nhưng không quá 18 tháng.
Sau khi khởi xướng điều tra, Ủy ban thương mại Hàn Quốc có thể sẽ tiến hành lựa chọn bị đơn bắt buộc và gửi bản câu hỏi điều tra để thu thập thông tin trong quá trình xem xét, đánh giá, xác định hành vi bán phá giá của doanh nghiệp xuất khẩu. Thời hạn để trả lời bản câu hỏi thường là 37 ngày kể từ ngày ban hành.
Các doanh nghiệp xuất khẩu không được chọn làm bị đơn bắt buộc có thể gửi yêu cầu (bằng văn bản) đề nghị được tham gia làm bị đơn tự nguyện và tính toán mức thuế riêng cho từng doanh nghiệp.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu có liên quan của Việt Nam theo dõi sát tình hình vụ việc; tham gia hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra để đạt được kết quả khả quan trong vụ việc, đồng thời thường xuyên liên lạc, trao đổi với Cục trong suốt quá trình điều tra để phối hợp xử lý vụ việc.