当前位置: 当前位置:首页 > Thể thao > 【kitchee fc】Tìm cách cải thiện “đũa lệch" trong giao thương Việt 正文

【kitchee fc】Tìm cách cải thiện “đũa lệch" trong giao thương Việt

2025-01-27 01:42:49 来源:Empire777 作者:La liga 点击:113次

tim cach cai thien dua lechquot trong giao thuong viet trung

Tính đến hết tháng 10-2016,ìmcáchcảithiệnđũalệchampquottronggiaothươngViệkitchee fc Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc 17,31 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2015

Rủi ro và phụ thuộc

Vượt qua Nhật Bản, từ năm 2014 đến nay, Trung Quốc đã trở thành thị trường XK lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Tính đến hết tháng 10-2016, Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc 17,31 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2015. Với vị trí địa lý thuận lợi giữa hai nước, nên chủng loại hàng hóa của Việt Nam XK sang Trung Quốc lên tới 40 chủng loại. Cụ thể, những nhóm hàng chủ yếu của Việt Nam XK sang thị trường Trung Quốc bao gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng rau quả; xơ, sợi dệt các loại; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm gỗ; điện thoại các loại và linh kiện…

Nhận thấy đây là thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm nông sản, nhất là những mặt hàng DN đang kinh doanh, Công ty CP Visimex (kinh doanh các mặt hàng nông sản, hàng gia vị) đã “nhắm” đến thị trường Trung Quốc từ năm 2002. Dù kim ngạch XK mỗi năm mới đạt 5 triệu USD song ông Bùi Đức Sơn, Trưởng phòng XNK Công ty CP Visimex nhận định, Trung Quốc là thị trường rộng lớn, nhu cầu tiêu thụ lớn, dân số đông, đồng thời có đường biên mậu kéo dài, nhiều cửa khẩu nên hoạt động thông thương thuận lợi.

Tiềm năng là thế nhưng khi giao thương với thị trường Trung Quốc, DN Việt Nam còn gặp khá nhiều rủi ro. Ông Sơn cho biết, phân khúc thị trường Trung Quốc hiện nay đã khá rõ rệt. Đã có đối tượng khách hàng hướng đến sản phẩm cao cấp mà DN Việt Nam chưa thể tức thì đáp ứng được. “Phần lớn, DN mới chỉ đáp ứng các sản phẩm mức trung bình và cấp thấp. Song, sản phẩm nông thủy sản XK sang Trung Quốc chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Đài Loan...”, ông Sơn chia sẻ. Đáng chú ý, phương thức kinh doanh tiểu ngạch có lúc đã tác động tiêu cực đến hoạt động XNK của DN Việt Nam. Thực tế đã cho thấy, nhiều lần hàng nông sản đình đốn ở cửa khẩu do Trung Quốc thay đổi chính sách XNK. Hàng hóa hỏng, thối đã khiến DN thiệt đơn thiệt kép.

Không chỉ vậy, trong mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu do nền kinh tế của chúng ta chủ yếu đi theo con đường gia công nên phải NK nguyên vật liệu đầu vào và máy móc thiết bị ở quy mô rất lớn để phục vụ cho sản xuất hàng XK. NK từ Trung Quốc trong 10 tháng đạt 40,24 tỷ USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước song nếu nhìn vào các mặt hàng NK thì cơ cấu vẫn chưa có gì thay đổi. Việt Nam NK nhiều nhất từ thị trường này là vải các loại (4,42 tỷ USD), nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày (1,55 tỷ USD), sắt thép các loại (1,3 tỷ USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (7,35 tỷ USD), điện thoại các loại và linh kiện (4,9 tỷ USD). Như vậy, Việt Nam nhập siêu từ thị trường này 32,93 tỷ USD. Tình trạng nhập siêu lớn cũng làm dấy lên lo ngại hàng Trung Quốc tràn vào lấn át hàng trong nước khi khá nhiều mặt hàng Trung Quốc đã có mặt ở Việt Nam.

Cải thiện bằng cách nào?

Những rủi ro khi kinh doanh với thị trường Trung Quốc, tình trạng mất cân đối trong thương mại với Trung Quốc đã được nhắc đến từ lâu. Vấn đề này lại một lần nữa được “xới” lên trong phiên chất vấn người đứng đầu Bộ Công Thương tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV hồi giữa tháng 11.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) đã chất vấn ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương: “Dự định thương mại hai chiều Việt Nam- Trung Quốc có nhiều thuận lợi đột biến song cũng có nhiều tiềm ẩn, rủi ro. Với người có kinh nghiệm trong hoạt động xúc tiến thương mại nhiều năm, nhằm bảo đảm ổn định và phát triển quan hệ thương mại về lâu dài và hạn chế các rủi ro thấp nhất đối với phía Việt Nam, theo Bộ trưởng, cần có những giải pháp và đột phá gì trong thời gian tới đối với vấn đề quan trọng này?”.

Trả lời vấn đề này, ông Trần Tuấn Anh cho biết, với Trung Quốc và các nước láng giềng, Việt Nam có những lợi thế nhất định, có những ưu thế và điều kiện để tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác kinh tế nói chung, cũng như thương mại nói riêng. Chúng ta phải tiếp tục khai thác những tiềm năng, cơ hội đó bởi đây là thị trường rất lớn. Tuy nhiên, trong khai thác thị trường, chúng ta chưa thâm nhập được sâu, chưa cung ứng được các mặt hàng, sản phẩm có năng lực cạnh tranh. Năm nay, XK sản phẩm của ngành nông nghiệp, nông sản có mức độ tăng trưởng cao hơn so với những năm gần đây. Trong số đó, có những sản phẩm chúng ta rất tự hào như Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vẫn hay trích dẫn là từ trái cây, rau quả, thịt lợn… XK sang Trung Quốc. “Tuy nhiên, việc XK đã là bền vững hay chưa thì cần có thời gian đánh giá. Tái cơ cấu nông nghiệp, ổn định sản xuất và đặc biệt nâng cao năng lực cạnh tranh, đây là những nhiệm vụ lớn đặt ra cho nền kinh tế chiến lược XK bền vững cũng như trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước”, ông Trần Tuấn Anh nói.

Bên cạnh việc tái cơ cấu nông nghiệp để gia tăng XK sang Trung Quốc, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), hàm lượng công nghệ trong hàng hóa XK sang Trung Quốc của Việt Nam kém hơn hầu hết các nước trong khu vực, dẫn đến tình trạng kim ngạch XK của Việt Nam tại thị trường này kém hơn hầu hết các nước ASEAN. Tình trạng chênh lệch cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc hoàn toàn có thể được cải thiện nếu như Việt Nam tìm cách thay đổi cơ cấu hàng XK vào thị trường này, hoặc cải thiện hàm lượng công nghệ cũng như chất lượng và giá cả sản phẩm.

作者:Cúp C2
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜