【giải hạng 5 anh】Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giám sát giữa Hải quan và doanh nghiệp cảng

  发布时间:2025-01-12 01:01:45   作者:玩站小弟   我要评论
Hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: HỮU LINH. Làm rõ thông tin cần cung cấpTheo ông Âu giải hạng 5 anh。

giai phap nang cao hieu qua phoi hop giam sat giua hai quan va doanh nghiep cang

Hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: HỮU LINH.

Làm rõ thông tin cần cung cấp

TheảiphápnângcaohiệuquảphốihợpgiámsátgiữaHảiquanvàdoanhnghiệpcảgiải hạng 5 anho ông Âu Anh Tuấn-Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), hiện tại cơ quan Hải quan đã thực hiện kết nối, trao đổi thông tin với cơ quan kinh doanh cảng, kho, bãi tại 9 cảng ở Hải Phòng và mới triển khai tại cảng Cát Lái vào ngày 26-12-2016 vừa qua, nhưng mới chỉ xử lý được việc trao đổi hàng hóa chứa trong container, còn với những loại hàng hóa khác vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu để áp dụng.

Lý giải tại sao quy định trách nhiệm của DN kinh doanh cảng, kho, bãi trong hoạt động giám sát hải quan (Điều 41 Luật Hải quan) vẫn còn có những hạn chế, chưa được áp dụng rộng rãi trên cả nước, ông Tuấn cho rằng, do quy định tại Luật Hải quan còn chung chung, mang tính định hướng nên dẫn đến khi triển khai thực tế cả cơ quan Hải quan và DN kinh doanh kho, bãi, cảng khá lúng túng trong việc xác định các thông tin cần trao đổi để phục vụ công tác quản lý của cả hai phía.

Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân là do khâu công tác tổ chức thực hiện. Nhiều DN XNK không nắm vững quy định, thủ tục khi khai báo thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát dẫn đến Hệ thống không tìm kiếm được đầy đủ thông tin. Về phía DN kinh doanh kho, bãi, cảng, một số DN còn quản lý thủ công, chưa có hệ thống công nghệ thông tin quản lý nội bộ, quy trình quản lý hàng hóa còn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan. Trong khi đó, về phía cơ quan Hải quan, có công chức thừa hành chưa nắm vững hoặc không thực hiện đúng quy trình thủ tục hải quan theo các quy định dẫn đến chồng chéo trong các khâu giám sát tại cửa khẩu cảng…

Do đó, theo ông Tuấn, để có cơ sở pháp lý vững chắc trong việc triển khai hoạt động giám sát trong thời gian tới, đồng thời tăng cường quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động giám sát, cần thiết phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ, quy trình trao đổi thông tin giám sát giữa cơ quan Hải quan và các DN kinh doanh kho, bãi, cảng, các chỉ tiêu thông tin cần trao đổi....

Dự kiến nội dung này sẽ được đưa vào Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính với nội dung cơ bản quy định trách nhiệm của DN kinh doanh kho, bãi, cảng biển, gồm: Cung cấp cho cơ quan Hải quan những thông tin về thời gian hạ bãi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; vị trí hạ bãi; những thay đổi trong thời gian lưu giữ ở kho, bãi, cảng; thời gian hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan hoặc xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh.

DN cảng cần thông báo cho cơ quan Hải quan những sai lệch giữa số lượng khai báo trên e-manifest với số lượng thực tế dỡ xuống bãi cảng và phải yêu cầu hãng tàu, đại lý hãng tàu, đại lý giao nhận thực hiện chỉnh sửa e-manifest tương ứng trước khi xác nhận hàng hóa hạ bãi. Tiếp nhận thông tin container phải thực hiện kiểm tra trong quá trình xếp dỡ hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan Hải quan và vận chuyển hàng hóa đến vị trí do cơ quan Hải quan chỉ định để thực hiện soi chiếu.

Đồng thời, những thay đổi của hàng hóa đang lưu giữ trong trường hợp thay đổi container, bao, kiện hàng hóa hoặc di chuyển hàng hóa, tác động vào hàng hóa đều phải thông báo cho cơ quan Hải quan và có sự đồng ý của cơ quan Hải quan.

Chỉ cho phép những hàng hóa được cơ quan Hải quan xác nhận trên hệ thống đã đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan được đưa vào, đưa ra khu vực kho, bãi, cảng. Nếu có thông tin tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan phải lập tức không cho phép đưa hàng ra và phối hợp với cơ quan Hải quan để xử lý nếu có yêu cầu.

Về trách nhiệm của DN kinh doanh tại cảng hàng không, phải cung cấp và trao đổi thông tin với cơ quan Hải quan không chỉ với hàng hóa mà cả thông tin về hành lý của hành khách, tổ bay mà DN kinh doanh cảng hàng không thực hiện việc khai thác để đảm bảo việc giám sát hải quan.

Áp dụng công cụ quản lý hiện đại trong giám sát

Cùng với việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, trong thời gian tới, cơ quan Hải quan sẽ xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin tổng thể để kết nối, trao đổi thông tin với cơ quan kinh doanh kho, bãi, cảng trong hoạt động giám sát hải quan để có thể quản lý xuyên suốt được hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ khi được đặt dưới chế độ giám sát quản lý hải quan đến khi đưa hẳn ra khỏi địa bàn giám sát hải quan.

Hệ thống công nghệ thông tin cần đáp ứng được các yêu cầu kết nối được thông tin quản lý hàng hóa tại 3 khâu: Trước thông quan, trong thông quan và khâu giám sát. Qua đó phân tích, so sánh được thông tin giữa khâu tiếp nhận thông tin hàng hóa trước (e-manifest) với các khâu quản lý hàng hóa khác như: Hệ thống một cửa quốc gia, Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và Hệ thống E-customs để cảnh báo hoặc ngăn chặn các sai lệch có thể xảy ra. Hệ thống phải quản lý được tình trạng hàng hóa ra, vào, tồn đọng tại cảng biển, cảng hàng không tại bất cứ thời điểm nào. Xây dựng hệ thống mở để bổ sung, cập nhật thông tin, tiêu chí quản lý, đảm bảo tính tự động cao nhằm mục tiêu cơ quan Hải quan có thể thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát, kiểm soát tự động trên hệ thống dựa trên đánh giá rủi ro.

Ngoài ra, cơ quan Hải quan sẽ sử dụng phương pháp quản lý rủi ro để tăng cường công tác quản lý, giám sát hàng hóa qua cửa khẩu cảng biển, cảng hàng không như: Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá tuân thủ đối với DN kinh doanh cảng; xây dựng Bộ chỉ số tiêu chí lựa chọn trong công tác giám sát hải quan; xây dựng Danh mục rủi ro đối với các đối tượng cơ quan Hải quan quản lý như: DN kinh doanh cảng, kho bãi, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, DN xuất nhập khẩu, hàng hóa xuất nhập khẩu và bộ chỉ số tiêu chí rủi ro trong lĩnh vực giám sát hải quan...

相关文章

最新评论