当前位置:首页 > Thể thao > 【xem kết quả bóng đá giao hữu】Thị trường thay đổi, xuất khẩu gỗ đối mặt thách thức lớn 正文

【xem kết quả bóng đá giao hữu】Thị trường thay đổi, xuất khẩu gỗ đối mặt thách thức lớn

来源:Empire777   作者:La liga   时间:2025-01-25 16:25:10

thi truong thay doi xuat khau go doi mat thach thuc lon

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hiện duy trì đà tăng trưởng khá đều đặn khoảng 10-15%/năm. Ảnh: Nguyễn Thanh

Chính sách bảo hộ từ Hoa Kỳ

Báo cáo “Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng và xu hướng phát triền bền vững” do các đơn vị là Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), Hội Gỗ mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) tiến hành được công bố tại hội thảo cùng tên diễn ra sáng nay (27/3), tại Hà Nội cho thấy: Thời gian tới, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ có thể sẽ phải đối mặt với một số khó khăn do các thay đổi tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là 4 thị trường quan trọng nhất của Việt Nam gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cụ thể, tại thị trường Hoa Kỳ, chính sách thương mại của Tổng thống Trump hiện đi theo hướng giảm thâm hụt thương mại, bảo hộ mậu dịch, khuyến khích sản xuất trong nước. Chính sách này đã tác động trực tiếp đến Trung Quốc, quốc gia có mức thặng dư thương mại lớn nhất từ Hoa Kỳ. Thời gian gần đây đã diễn ra sự tăng trưởng trong đầu tư vào ngành gỗ của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam.

Sự dịch chuyển này được đánh giá có thể là những động thái nhằm tránh các chính sách về thuế của Hoa Kỳ áp dụng cho các mặt hàng của Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Gia tăng đầu tư Trung Quốc vào chế biến gỗ của Việt Nam cũng có thể là phản ứng của các doanh nghiệp Trung Quốc với chính sách môi trường ngày càng nghiêm ngặt của Chính phủ Trung Quốc đối với các ngành sản xuất nội địa.

Liên quan tới vấn đề này, ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trend phân tích: Tăng đầu tư của Trung Quốc vào ngành gỗ của Việt Nam ẩn chứa những rủi ro cho ngành gỗ Việt Nam. Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ khoảng 20% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam đã trở thành quốc gia được Hoa Kỳ quan tâm lớn, đặc biệt là đối với các mặt hàng xuất khẩu như hàng điện tử, may mặc, giầy dép và đồ gỗ.

Riêng đối với các mặt hàng đồ gỗ, thặng dư thương mại của Việt Nam từ Hoa Kỳ đạt trên 2 tỷ USD. Mức thặng dư này, cộng với luồng đầu tư từ Trung Quốc vào ngành chế biến gỗ của Việt Nam có thể sẽ tạo ra những mối quan tâm đặc biệt từ các cơ quan quản lý Hoa Kỳ. “Điều này đòi hỏi ngành gỗ và các cơ quan quản lý của Việt Nam cần có những bước chuẩn bị thích hợp, nhằm giảm thiểu những thay đổi trong xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ”, ông Phúc nói.

Tăng cường kiểm soát tính hợp pháp

Ngoài Hoa Kỳ, sự đổi thay chính sách từ các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chủ yếu liên quan tới vấn đề kiểm soát tính hợp pháp của gỗ cũng sẽ đặt ngành chế biến, xuất khẩu gỗ trước những khó khăn đáng kể.

Báo cáo nêu rõ: Đến nay, Trung Quốc là thị trường rất mở đối với các mặt hàng gỗ của Việt Nam. Thặng dư thương mại các mặt hàng gỗ của Việt Nam từ thị trường này khoảng trên 600 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm thô như dăm gỗ, các loại gỗ tròn/đẽo vuông thô và gỗ xẻ.

Ông Tô Xuân Phúc cho hay: Trung Quốc đang cân nhắc áp dụng chính sách từng bước (step-wise) trong việc kiểm soát tính hợp pháp của nguồn gỗ sử dụng tại quốc gia này. Hiện, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng quy định chỉ có gỗ hợp pháp được sử dụng trong các cơ quan công quyền.

Với Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành Đạo luật Gỗ sạch (Clean Wood Act), có hiệu lực vào tháng 5/2017. Hiện, Chính phủ Nhật Bản đang ban hành các văn bản hướng dẫn việc áp dụng Đạo luật này.

Liên quan tới câu chuyện sử dụng gỗ, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã ban hành Đạo luật Sử dụng gỗ bền vững (Act on the Sustainable Use of Wood), chính thức có hiệu lực vào tháng 3/2018.

Theo ông Phúc: “Thực thi các Đạo luật này có thể đồng nghĩa với việc áp dụng các biện pháp nhằm thắt chặt kiểm soát nhập khẩu các mặt hàng gỗ vào thị trường này. Điều đó sẽ tác động đến các hoạt động xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào các thị trường này trong thời gian tới”.

Tại hội thảo, một số đại biểu cho rằng, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của Việt Nam vẫn trên đà tăng trưởng. Trong những năm gần đây, tăng trưởng thể hiện cả trên khía cạnh mở rộng xuất khẩu và đi vào chiều sâu với tỷ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng đang ngày càng cao, các mặt hàng nguyên liệu thô đang giảm.

Động lực phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu có liên quan mật thiết với nguồn cung gỗ trong nước và tiêu dùng nội địa. Điều này có nghĩa, để ngành chế biến, xuất khẩu gỗ phát triển một cách bền vững trong tương lai cần phải có những chiến lược cấp quốc gia và cấp doanh nghiệp, trong việc cân đối cung – cầu nguyên liệu từ nguồn nhập khẩu, khai thác trong nước và xuất khẩu, cân đối giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, cân đối giữa các mảng sản xuất khác nhau của ngành…

m 2017, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 8 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 7,7 tỷ USD. 300 triệu USD còn lại trong số 8 tỷ là giá trị xuất khẩu các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như sản phẩm mây tre, cói và thảm. Năm 2018, mục tiêu xuất khẩu lâm sản đặt ra 9 tỷ USD. Mục tiêu này được các doanh nghiệp nhận định tương đối khả thi.

标签:

责任编辑:Thể thao