游客发表

【ty sô trực tuyến】Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đề xuất 3 hình thức hợp tác công tư trong y tế

发帖时间:2025-01-12 10:09:58

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Triển khai 912 ca hội chẩn khám chữa bệnh từ xa năm 2021 Luật Khám bệnh,ĐạibiểuNguyễnLânHiếuđềxuấthìnhthứchợptáccôngtưtrongytếty sô trực tuyến chữa bệnh sẽ được sửa đổi trong năm 2022 Tháo gỡ vướng mắc để đảm bảo thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh

Không thể xã hội hóa y tế như cách hiện nay

Góp ý cho dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định) đề xuất bỏ cụm từ “xã hội hóa y tế”, bởi trong lịch sử của Việt Nam cũng như trên thế giới không thấy có định nghĩa thế nào là xã hội hóa y tế. “Không thể xã hội hóa y tế bằng cách tư nhân bỏ tiền ra chung với bệnh viện mua máy đặt trong bệnh viện công để chia nhau lợi nhuận” - đại biểu nói.

Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, chỉ nên quy định 3 hình thức hợp tác công tư trong y tế.

Thứ nhất là cho vay, ưu đãi cho các bệnh viện được mua sắm, đầu tư, cụ thể hóa trong luật, để bệnh viện có thể vay tiền của tổ chức tín dụng, cũng như những tổ chức quốc tế. Bệnh viện đầu tư bằng nguồn tiền vay và có trách nhiệm bảo vệ vốn vay như một doanh nghiệp.

Thứ hai là thuê, hình thức này đã có nhưng chưa rõ ràng. Đây là hình thức để các bệnh viện, các cơ sở y tế có thể thực hiện, với hai chiều. Chiều thứ nhất là bệnh viện công thuê các phương tiện, trang thiết bị của bệnh viện tư của tư nhân như máy móc, máy đắt tiền, những phương tiện không có đủ điều kiện mua thì thuê.

Chiều thứ hai là tư nhân thuê bệnh viện công. Tuy điều này rất khó, song đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, vẫn nên đặt ra trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) để có hướng dẫn, các luật khác sẽ hỗ trợ hiện thực. “Chúng ta lấy cái mạnh của y tế công là thương hiệu, niềm tin người dân cộng với chất xám của các bác sĩ, điều dưỡng, nhà khoa học, còn tư nhân sẽ vận hành bệnh viện, thuê lại thương hiệu. Mặc dù khó khăn khi định giá thương hiệu của bệnh viện cũng như tài sản công, nhưng chúng ta cần có hướng đi này” - Đại biểu nhấn mạnh.

Nguyễn Lân Hiếu
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu

Hình thức thứ ba được đại biểu Nguyễn Lân Hiếu góp ý, đó là hợp tác công tư phi lợi nhuận. Thực tế trên thế giới đang triển khai từ rất lâu và rất thành công. Việt Nam đã có những bệnh viện tư nhân phi lợi nhuận, nhưng chưa có bệnh viện nào hợp tác công tư phi lợi nhuận. Nghĩa là các nhà hảo tâm, các quỹ xây dựng bệnh viện và cho các bệnh viện công vận hành bệnh viện đấy. Lợi nhuận được giữ lại đầu tư để phát triển bệnh viện rộng hơn, nâng cao đời sống của cán bộ, nhân viên bệnh viện, cũng như cho các trường hợp bệnh nhân nghèo, khó khăn.

Theo đại biểu, chắc chắn sẽ rất nhiều tổ chức, cá nhân sẵn sàng bỏ tiền ra xây dựng bệnh viện thương hiệu nhà nước để phục vụ người bệnh, để lại “tiếng thơm” cho chính tổ chức, cá nhân này.

Cần cơ chế tài chính minh bạch cho bệnh viện công

Quan tâm đến việc minh bạch cơ chế tài chính cho bệnh viện công, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (đoàn TP Hà Nội) phát biểu tại hội nghị cho rằng, rất cần làm rõ, minh bạch về cơ chế tài chính để giúp cho các bệnh viện công lập đi theo đúng định hướng, tránh những vi phạm, sai sót trong quá trình quản lý tài chính của người đứng đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

Đại biểu phân tích, các bệnh viện tư nhân hoạt động thì hoàn toàn được quy định rõ và điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp, nên rất thuận lợi trong quá trình hoạt động và minh bạch trong quá trình vận hành. Trong khi đó, các bệnh viện công lập thì cơ chế tài chính lại chưa thực sự rõ ràng và dự thảo Luật lần này cũng chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.

Trong khi đó, đại biểu Đinh Ngọc Minh (đoàn Cà Mau) cho rằng, dự thảo Luật cần có một chương về chính sách cho thành phần kinh tế tư nhân, bởi mục tiêu của luật đến một thời kỳ nào đó hoạt động khám, chữa bệnh phải là một ngành kinh tế. Mục tiêu đến năm 2030, số giường bệnh ít nhất 50% của tư nhân và 50% của bệnh viện công, có như vậy mới giải quyết được những tồn tại hiện nay.

Thực tế, các bệnh viện, đặc biệt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chưa đủ cung cấp dịch vụ y tế cho người dân, bệnh nhân đông, chất lượng chưa ổn, đặc biệt là điều dưỡng không đủ, dẫn đến tình trạng một người bệnh nhiều người nhà đi chăm sóc.

Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn TP. Hà Nội), giá dịch vụ khám chữa bệnh là vấn đề phức tạp của ngành y tế, nếu giải quyết hiệu quả sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn, mở ra cơ hội tự chủ cho các cơ sở y tế, xã hội hóa ngành y tế. Dự thảo luật cần được sửa đổi theo hướng nhấn mạnh tiêu chí "tính đúng, tính đủ" giá dịch vụ y tế, đồng thời quy định cụ thể về chủ thể xác định giá dịch vụ, đảm bảo các quy định của Luật đi vào đời sống và tạo được hiệu quả rõ ràng.

Cho rằng giá cả dịch vụ khám chữa bệnh đang là vấn đề mấu chốt, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (đoàn Tiền Giang) nêu rõ, dự thảo Luật đang quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở cung cấp. Song, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng. Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là dịch vụ đặc biệt, người bệnh không có quyền trả giá. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi của người bệnh, trong bối cảnh hệ thống y tế công ngày càng quá tải và nguy cơ dịch bệnh ngày càng gia tăng thì thẩm quyền quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cần thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về giá.

Đại biểu cũng chỉ rõ thực trạng, khu vực y tế công hiện tại thực hiện tự chủ tài chính nhưng cơ cấu giá dịch vụ y tế chưa được tính đúng, tính đủ dẫn đến giảm nguồn thu. Điều này dẫn đến một số hệ lụy như không đủ tiền trả lương cho nhân viên, không tái đầu tư, không đủ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực khiến một bộ phận nhân viên y tế bỏ việc.

Còn tại khu vực y tế tư nhân, do đã tính đúng, tính đủ cơ cấu giá các dịch vụ y tế, nên nhiều bệnh viện tư có nguồn kinh phí dồi dào để thu hút lực lượng bác sĩ giỏi từ các bệnh viện công chuyển sang. Do vậy, Nhà nước cần thống nhất quản lý giá khám bệnh, chữa bệnh của cả bệnh viện công với bệnh viện tư nhân sao cho lợi ích phải hài hòa giữa công và tư, đảm bảo quyền lợi của người bệnh và ổn định xã hội.

Đào Hồng Lan
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tiếp thu, giải trình tại hội nghị, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, thời gian qua, ngành y gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện thể chế, xây dựng chính sách. Xác định dự án Luật này rất quan trọng, cơ quan soạn thảo đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, tiếp thu các ý kiến đa chiều để dự thảo Luật được hoàn thiện nhất.

Về giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh, theo Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, nếu tại thời điểm này mà chúng ta đưa ra được các định hướng về giá, kết hợp với Luật Giá sẽ tạo nên hành lang pháp lý hết sức phù hợp. Bộ sẽ tiếp thu các ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội, đảm bảo lộ trình tính đúng tính dủ, đáp ứng yêu cầu khám bệnh chữa bệnh, cân đối, đảm bảo chi phí. Tuy nhiên, vẫn có nhiều áp lực đối với các bệnh viện trong việc tự chủ. Vấn đề này Bộ sẽ tiếp tục có các chỉ đạo và hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan để đảm bảo Luật sau khi ban hành sẽ khắc phục được những tồn tại hạn chế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc tốt nhất sức khỏe của người dân.

    热门排行

    友情链接