【club brugge đấu với antwerp】Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ chuyển quản lý giá sữa sang Bộ Công thương

giá sữa

Thực tế trong thời gian vừa qua,ộTàichínhkiếnnghịChínhphủchuyểnquảnlýgiásữasangBộCôngthươclub brugge đấu với antwerp để quản lý giá sữa, đặc biệt đối với mặt hàng sữa nhập khẩu thì vai trò của Bộ Công thương rất quan trọng, từ khâu nhập khẩu đến khâu lưu thông trên thị trường. Ảnh: H.L

Văn bản viết: “Bộ Tài chính nhận thấy Bộ Công thương là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giá đối với sản phẩm sữa là phù hợp”. Lý do xuất phát từ quy định của Luật Giá, và việc quản lý sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thực tế thời gian vừa qua.

Phù hợp về pháp lý và thực tiễn quản lý

Cụ thể, Luật Giá đã quy định Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giá, và các Bộ quản lý ngành chịu trách nhiệm chủ trì quản lý giá sản phẩm, dịch vụ có tính chuyên sâu của ngành mình.

Trong khi đó, tại Nghị định 95/2012/NĐ-CP, Nghị định 38/2012/NĐ-CP và Thông tư 28/2013/TT-BCT đều có quy định Bộ Công thương có chức năng quản lý Nhà nước về công nghiệp thực phẩm, an toàn thực phẩm sản phẩm sữa chế biến, chỉ định cơ quan kiểm tra chuyên môn thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm và cấp thông báo thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu trước khi lưu hành trên thị trường.

Hơn nữa theo Bộ Tài chính, thực tế trong thời gian vừa qua, để quản lý giá sữa, đặc biệt đối với mặt hàng sữa nhập khẩu thì vai trò của Bộ Công thương rất quan trọng, từ khâu nhập khẩu đến khâu lưu thông trên thị trường.

Cụ thể, nguồn nguyên liệu sữa trong nước và sản phẩm sữa thành phẩm đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Bộ Công thương lại có tham tán thương mại ở các nước nên có thông tin về giá nhập khẩu của các thị trường, diễn biến giá, nguồn cung thị trường thế giới.

Thực tế thời gian qua, Bộ Tài chính đã nhiều lần đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo tham thán thương mại ở nước ngoài cung cấp các thông tin nêu trên.

Mặt khác, Bộ Công thương cũng là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế quốc tế, các thỏa thuận mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước hoặc vùng lãnh thổ; đại diện lợi ích kinh tế quốc tế của Việt Nam, đề xuất phương án và tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại các tổ chức như WTO, ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.

“Do đó, Bộ Công Thương là đơn vị hiểu rõ để cân nhắc đến lợi ích của các quốc gia, lợi ích của các thành viên tham gia trong các tổ chức, cũng như những bất lợi để nhằm hạn chế tối đa khi thực hiện các biện pháp bình ổn giá trong nước”, Bộ Tài chính cho biết.

Cũng theo Bộ Tài chính, hiện nay nguồn nguyên liệu để sản xuất sữa trong nước và sản phẩm sữa thành phẩm đều được nhập khẩu do đối tác nước ngoài trực tiếp chỉ định cho thấy có hiện tượng thao túng, chuyển giá từ nước ngoài trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Để xác định, ngăn chặn phòng vệ thương mại và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cần có cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực này là Cục Quản lý cạnh tranh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành điều tra, xử lý.

Hơn nữa trong công tác quản lý giá nói chung, quản lý giá sữa nói riêng thì vai trò quản lý thị trường là rất quan trọng. Thực tế cho thấy, trong thời gian bình ổn giá sữa vừa qua vai trò quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường của Cục Quản lý thị trường và các Chi cục quản lý thị trường đã góp phần rất lớn trong việc triển khai công tác bình ổn tại các địa phương.

Bộ Tài chính sẽ thực hiện chức năng phối hợp

“Về cơ sở pháp lý và thực tiễn quản lý nêu trên cho thấy, để quản lý giá sữa có hiệu quả, sát với chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc quản lý giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Luật Giá và các luật có liên quan”, Bộ Tài chính kiến nghị.

Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng (Cục Quản lý giá, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Thanh tra tài chính) phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện theo chức năng nhiệm vụ để xây dựng, đề xuất phương án quản lý giá sữa phù hợp với từng thời kỳ.

Còn Bộ Y tế, theo chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục rà soát, kiểm tra danh mục sản phẩm đăng ký mới, thay đổi bao bì, quy cách, chất lượng và gửi Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng; ban hành danh mục thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định để các cơ quan liên quan làm cơ sở quản lý giá.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng căn cứ vào nhiệm vụ được giao, hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan thực hiện công tác bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuối tại địa phương./.

Hoàng Lâm

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
下一篇:Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1