当前位置:首页 > La liga

【kqbd nữ châu âu】Kiểm lâm ăn tiền xưởng cưa

Ngày 19-6,ểmlâmăntiềnxưởngcưkqbd nữ châu âu Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai cho biết vừa đình chỉ công tác đối với các ông Lưu Ngọc Tân, Trạm trưởng Trạm Kiểm Lâm Thanh Sơn - Ngọc Định ở huyện Định Quán (Đồng Nai); đình chỉ công tác ông Trịnh Văn Toàn và một cán bộ kiểm lâm khác của trạm này để làm rõ hành vi vòi vĩnh, nhận tiền các xưởng mộc trong địa bàn mà trạm kiểm lâm quản lý.

Đây là kết quả xử lý ban đầu sau khi báo chí cung cấp thông tin cho lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai về việc các kiểm lâm có hành vi vòi vĩnh tiền của các xưởng cưa.

Thay cha đóng hụi

Theo các chủ xưởng cưa, xưởng mộc ở khu vực xã Thanh Sơn và Ngọc Định (huyện Định Quán), định kỳ ba tháng, các chủ xưởng cưa, xưởng mộc ở đây phải đóng hụi chết cho lực lượng kiểm lâm địa bàn. Nếu không sẽ bị kiểm tra, hạch hỏi đủ chuyện.

Ngày 11-6, kiểm lâm Trịnh Văn Toàn đến xưởng mộc của anh H. ở xã Ngọc Định kiểm tra nhưng anh H. đi vắng. Vì không gặp được anh nên tối hôm sau ông Toàn gọi điện nhắc nhở. Theo anh H., do làm ăn khó khăn nên anh và con trai phải bỏ xưởng mộc lên TP Biên Hòa làm ăn, chưa kịp “đóng hụi”. Dù ngưng hoạt động nhưng sợ cơ sở của mình bị làm khó, anh H. bèn cho con trai về “làm nghĩa vụ” cho kiểm lâm.

Kiểm lâm Toàn nhận tiền. (Ảnh cắt từ clip) Ảnh: DĐ

Đếm cẩn thận trước khi bỏ túi. Ảnh: DĐ

Theo lời dặn của ông Toàn, sáng 13-6, con trai của anh H. đến trạm kiểm lâm địa bàn Thanh Sơn đưa tiền. Khi đến giờ hẹn, ông Toàn yêu cầu người này đến một quán cà phê mà ông đang ngồi cùng đồng nghiệp để đưa tiền.

Tại quán cà phê, trước mặt nhiều người, có cả cán bộ kiểm lâm, ông Toàn thản nhiên nhận 500.000 đồng của con trai ông H. và cẩn thận đếm lại số tiền trước khi cất vào túi. Khi người con trai chủ xưởng mộc ra về, ông Toàn lịch sự nói với theo: “Nói bố cho bác cảm ơn”.

Khi chúng tôi hỏi ông Toàn về “mặt bằng” chung chi cho cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra các hộ kinh doanh đồ gỗ trong địa bàn, ông Toàn nói: “Khoảng cỡ năm trăm được rồi em ơi”.

Muốn yên thân phải đóng “hụi chết”

Theo các chủ xưởng cưa, xưởng mộc ở khu vực xã Thanh Sơn và Ngọc Định, các xưởng cưa ở đây phải đóng tiền để “mua sự bình yên” cho cơ sở làm ăn của mình.

Một chủ xưởng mộc ở xã Thanh Sơn cho biết dù là cơ sở nhỏ hay lớn, có giấy phép hay không đều bị các cán bộ kiểm lâm bắt bẻ. Với việc hỏi giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ của gỗ và sau đó là chê xưởng dơ, các cán bộ kiểm lâm khéo léo “vòi vĩnh” từ 500.000 đến 1 triệu đồng. “Họ kiểm tra định kỳ, phải cho mấy ông đó ít nhất là 500.000 đồng gọi là tiền cà phê theo luật ngầm” - anh S., một chủ xưởng cưa ở xã Ngọc Định, nói.

Tương tự, chị N., vợ của chủ xưởng cưa ở ấp Hòa Thành, xã Ngọc Định, kể: “Tết vừa rồi ông Toàn gọi điện mời nhà em đi ăn tất niên nhưng nhà em bận không đi được. Mấy hôm sau, ông ấy đến nhà hỏi mã số giấy phép kinh doanh. Nhiều khi họ vào kiểm tra cả đoàn nên rất ngại. Muốn xong chuyện, mình phải chung tiền để yên ổn làm ăn”.

Nhiều xưởng cưa, mộc ở khu vực này bức xúc trước hành vi vòi vĩnh, gây khó dễ cho họ bằng nhiều cách. Theo anh Nh., một chủ xưởng mộc khác ở xã Thanh Sơn, thì: “Em cũng có giấy phép kinh doanh, giấy tờ đầy đủ nhưng vẫn bị mấy ổng làm khó nên thôi thì cứ phải theo luật, cho mấy ổng ít tiền cho xong chuyện”.

Sau khi tiếp nhận thông tin mà chúng tôi cung cấp, ông Nguyễn Hữu Lộc, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai, nói: “Đây là hành vi không thể chấp nhận, vi phạm nghiêm trọng đạo đức của ngành. Chi cục sẽ triệu tập ông Toàn để làm rõ. Tùy theo mức độ, cơ quan sẽ có hình thức xử lý thích đáng và không loại trừ khả năng sa thải khỏi lực lượng kiểm lâm”.

Ông Toàn: Anh nghe!

分享到: